25/04/2024 | 11:20 GMT+7, Hà Nội

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam lại “lỡ nhịp” vì các quy định lỗi thời

Cập nhật lúc: 12/01/2022, 07:06

Theo luật sư Nghiêm Quang Vinh, việc hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung liên tục các văn bản, thông tư liên quan đến tỷ lệ nội địa hoá đối với ô tô là điều cần thiết để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển.

Cụ thể, theo luật sư Nghiêm Quang Vinh, sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư, khi sản xuất, lắp ráp trong nước thì nhu cầu nội địa hoá tăng lên. Cho nên, theo luật sư này, việc hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung liên tục các văn bản, thông tư liên quan đến tỷ lệ nội địa hoá đối với ô tô là điều cần thiết.

Luật thay đổi thì các văn bản, thông tư phải thay đổi theo

Dự thảo Thông tư Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô và mức độ rời rạc của các linh kiện ô tô nhập khẩu được Bộ Khoa học và Công nghệ lấy ý kiến rộng rãi từ ngày 15/9 – 15/11/2021.

Hiện nay chủ yếu lắp ráp ô tô trong nước, khi lắp ráp trong nước thì nhu cầu nội địa hoá tăng lên.
Hiện nay chủ yếu lắp ráp ô tô trong nước, khi lắp ráp trong nước thì nhu cầu nội địa hoá tăng lên.

Trước đó, căn cứ ban hành quy định về tỷ lệ nội địa hóa với ô tô và mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu dựa vào Quyết định175/2002/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và Quyết định 177/2004/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020.

Thế nhưng, hiện nay Quyết định số 1168/2014/QĐ-TTg đã thay thế toàn bộ Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 26/8/2019 đã chấm dứt hiệu lực Quyết định số 1211/2014/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1211/2014/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 177/2002/QĐ-TTg).

Ngoài ra, Quyết định số 1168/2014/QĐ-TTg cũng sử dụng khái niệm “tỷ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước đối với sản xuất ô tô” thay thế cho khái niệm “tỷ lệ nội hóa ô tô” tại Quyết định 175/2002/QĐ-TTg.

Liên quan đến quy định phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa với ô tô nhập khẩu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành hết giá trị pháp lý đã hơn 7 năm nhưng vẫn chưa bị bãi bỏ, trao đổi với PV, Luật sư Nghiêm Quang Vinh, Giám đốc công ty luật Nghiêm Quang (Đoàn Luật sư Tp.Hà Nội) cho hay, hiện nay sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô phải theo quy định Luật Đầu tư của Việt Nam, do Nghị quyết 63 trên của Chính phủ đã chấm dứt hiệu lực.

“Trong Luật Đầu tư thì sản xuất ô tô vẫn nằm trong diện được ưu tiên đầu tư. Trong Chiến lược phát triển ô tô Việt Nam đến năm 2035 cũng vẫn nhắc đến đáp ứng của nội địa hoá ở mức độ ra sao. Cho nên, các chính sách ưu đãi đầu tư phải do Bộ Công thương đề xuất lên trình Chính phủ quyết định”, Luật sư Vinh cho biết. 

Cũng theo Luật sư Vinh, Bộ Khoa học và Công nghệ cần phải thay đổi các văn bản hết hiệu lực là đúng. “Nếu chưa thay là chậm và phải hiện thực hoá ở thời điểm hiện tại theo chiến lược mới, theo Luật Đầu tư”, Luật sư Vinh nhấn mạnh. 

Tại Nghị Quyết số 45/NQ-CP ngày 16/4/2021 về Phiên họp để triển khai công việc của Chính phủ sau khi được kiện toàn tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, tại khoản II, mục 3, điểm Chính phủ đã yêu cầu “ác bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục và khẩn trương rà soát văn bản quy pchạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, theo dõi, tổ chức thực hiện để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển".

Luật sư Vinh cũng phân tích thêm, hiện nay sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư, Chính phủ đã quy định rõ tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP.

“Việc hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung liên tục các văn bản, thông tư là điều cần thiết khi luật thay đổi thì các văn bản, thông tư phải thay đổi theo. Nội dung sửa đổi thì các Bộ, Ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để ban hành chứ không thể để văn bản hết hiệu lực quá lâu như vậy”, vị luật sư này nhấn mạnh.

“Việc sửa đổi, bổ sung liên tục các văn bản, thông tư là điều cần thiết khi luật thay đổi thì các văn bản, thông tư phải thay đổi theo. Nội dung sửa đổi thì các Bộ, Ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để ban hành chứ không thể để văn bản hết hiệu lực quá lâu như vậy”, vị luật sư này nhấn mạnh. 

Ngoài ra, Luật sư Vinh cũng cho rằng cần truy trách nhiệm của người đứng đầu về việc “tại sao lại để văn bản hết hiệu lực lâu mà không có văn bản thay thế?”. 

Lấy ý kiến rộng rãi
Bên cạnh đó, trong dự thảo tờ trình về việc ban hành Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô và mức độ rời rạc của các linh kiện ô tô nhập khẩu do Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ gửi đến Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ để xin ý kiến cũng đã đưa ra những lý do cho sự cần thiết ban hành Thông tư bãi bỏ.

Sau thời gian dài triển khai, hiện nay, nội dung các văn bản quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô đã không còn phù hợp với thực tiễn.
Sau thời gian dài triển khai, hiện nay, nội dung các văn bản quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô đã không còn phù hợp với thực tiễn.

Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ cho rằng, sau thời gian dài triển khai, hiện nay, nội dung các văn bản quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô đã không còn phù hợp với thực tiễn.

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam (trong nước và FDI) hiện đang áp dụng phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô theo cách tính tỷ lệ phần trăm giá trị của linh kiện, phụ tùng so với tổng giá trị của toàn xe như cách tính tỷ lệ nội địa hóa của các nước thuộc khối ASEAN, bảo đảm tính khách quan và từng bước tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất ô tô toàn cầu.

Do đó, việc thay đổi quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô là thực sự cần thiết, phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất trong nước và phù hợp với cách tính tỷ lệ nội địa hóa của các nước thuộc khối ASEAN.

Việc quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu tại các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành (Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN, Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN) nhằm phục vụ cho phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.

Việc quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu tại Quyết định số 28/2002/QĐ-BKHCN, Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN và Thông tư số 05/2012/TT-BHCN. 

Qua thời gian triển khai thực hiện, các quy định nêu trên không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của công nghệ sản xuất ô tô.

Cùng với đó, hiện nay quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay đã có nhiều thay đổi so với thời điểm ban hành quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu… 

Dự thảo Thông tư nhằm bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô và mức độ rời rạc của các linh kiện ô tô nhập khẩu, bảo đảm sự phù hợp với thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, phù hợp với sự phát triển, thay đổi quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay.

Được biết, sau nhiều lần chỉnh sửa, dự thảo Thông tư trên đã được gửi đến các Bộ, ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất ô tô và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ để xin ý kiến đóng góp. Dự thảo Thông tư cũng đã được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến góp ý rộng rãi. 

Đồng thời, Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ cũng đã tổ chức 03 cuộc Hội thảo và tọa đàm trao đổi với 03 nhóm đối tượng là: gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia, công chức đã tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô và mức độ rời rạc của các linh kiện ô tô nhập khẩu; trao đổi, xin ý kiến chuyên gia trong và ngoài Bộ: Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Viện Cơ khí động lực - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trước đó, trao đổi trên báo chí, bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ cho rằng, có những doanh nghiệp nói vẫn cần phải duy trì quy định này hay cũng có chính sách của Bộ Tài chính dẫn chiếu đến mức độ rời rạc của bộ linh kiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ nên "chúng tôi đang xem xét, trao đổi"

Nguồn: https://congluan.vn/nganh-cong-nghiep-o-to-viet-nam-lai-lo-nhip-vi-cac-quy-dinh-loi-thoi-post176817.html