Nét đẹp văn hóa trong Lễ hội Tịch điền Xuân Đinh Dậu
Cập nhật lúc: 01/02/2017, 08:41
Cập nhật lúc: 01/02/2017, 08:41
Theo lịch sử còn lưu giữ, đầu xuân năm 987 vua Lê Đại Hành làm lễ Tịch Điền cày ruộng tại quê hương Hà Nam để khuyến khích dân chúng trồng trọt sản xuất.
Đây là nét đẹp văn hoá cội nguồn về khuyến nông đang cần được gìn giữ, phát triển cho địa phương và dân tộc.
Lễ hội Tịch Điền xuân Đinh Dậu sẽ được tổ chức từ 1- 3/2/2017, tức ngày 5 - 7 tháng Giêng.
Lễ hội được tổ chức với hai phần: Phần lễ và Phần hội.
Phần lễ gồm: Lễ cáo yết xin thành hoàng cho mở lễ hội tại Đình Đọi Tam, Lễ rước nước, Lễ Sái tịnh tại khu vực Đàn tế Thần nông, Lễ cầu an, Lễ Rước kiệu và Lễ Tịch Điền.
Phần hội với nhiều hoạt động như như: Hội thi vẽ và trang trí trâu, các trò chơi dân gian: đánh đu, bịt mắt bắt dê, đi cầu khỉ, kéo co, chọi gà, thi làm bánh dầy của các dòng họ làng Đọi Tam, các chương trình ca múa nhạc, bắn pháo hoa cũng sẽ được tổ chức tại sân khấu chính của lễ hội,…
Ngoài ra, Lễ hội Tịch Điền năm nay sẽ tổ chức giải Vật Mùa xuân thượng võ tỉnh Hà Nam năm 2017 tại khu ruộng Tịch Điền… hứa hẹn sẽ thu hút được nhiều du khách tới tham quan, tìm hiểu.
Nghi lễ chính trong toàn bộ lễ hội là lễ tịch điền Đọi Sơn, tái hiện huyền tích từ thời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn khi ông nhận thấy núi Đọi có vị trí chiến lược quan trọng đối với kinh đô Hoa Lư đến khi lên ngôi vua, Lê Đại Hành về chân núi Đọi cày ruộng để khuyến khích mở mang nông trang.
Lễ tịch điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp.
Bởi thế, mỗi người dân Hà Nam nói riêng, Việt Nam nói chung cần phát huy truyền thống thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình.
07:56, 24/01/2017
13:08, 23/01/2017
12:19, 20/01/2017
22:02, 16/01/2017