19/01/2025 | 09:26 GMT+7, Hà Nội

Nên cúng gì trong ngày Tết Đoan Ngọ?

Cập nhật lúc: 30/05/2017, 05:03

Lễ cúng trong Tết Đoan Ngọ nên được thực hiện từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều với hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp và hoa quả.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Theo quan niệm của người Việt xưa, ngày mùng 5 tháng 5 - đúng thời điểm dương thịnh - được lựa chọn để làm lễ diệt trừ các loài sâu bọ này và cầu mong cho con người được hạnh phúc, khỏe mạnh.

Thời điểm này là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Do đó, người dân Việt Nam thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa. Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) theo đó còn được nhớ với cái tên là “Tết giết sâu bọ”.

Cũng theo quan niệm, trong ngày hôm ấy, cơ thể người, nhất là trong bộ phận tiêu hóa, thường có sâu bọ. Sâu bọ này nếu không bị trừ đi sẽ sinh sản ngày càng nhiều và gây tại hại cho người, nhưng giết sâu bọ không phải là một chuyện dễ dàng và không phải là bất cứ lúc nào cũng giết chúng cũng được. Quanh năm chúng ẩn sâu trong bụng, duy chỉ có ngày mồng 5 tháng Năm là chúng ngoi lên. Nhân dịp chúng ngoi lên, người ta cần giết chúng.

Sáng ngày mồng 5/5, khi sâu bọ ở bụng dưới ngoi lên bụng trên. Ăn rượu nếp vào cho chúng say, sau đó những trái cây làm cho chúng chết. Mỗi trái cây đều là một vị thuốc giết sâu bọ. Trong đông y, Thuốc Nam cũng như thuốc Bắc, các vị thuốc phần lớn đều lấy ở loài thảo mộc, các trái là kết tinh của loài thảo mộc cho nên có tính chất giết được sâu bọ.

Hơn nữa, người ta cũng quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ

 

Tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền mà đồ cúng lễ có những món khác nhau. Nhưng cơ bản mâm cúng tết Đoan Ngọ gồm có:

- Hương, hoa, vàng mã.

- Nước.

- Rượu nếp.

- Các loại hoa quả: Mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối, xôi, chè

- Bánh gio (tro)

Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào?

Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.