19/01/2025 | 21:26 GMT+7, Hà Nội

Mẹo nhỏ tăng khả năng được duyệt vay tín chấp ngân hàng

Cập nhật lúc: 23/02/2016, 20:45

Vay tín chấp ngân hàng bao gồm nhiều bước, mỗi bước đòi hỏi yêu cầu khác nhau, khéo léo làm theo các ghi chú trong từng bước dưới đây (bạn sẽ dễ dàng có được khoản vay như ý)tăng đáng kể khả năng vay được vốn của bạn.

Mẹo nhỏ tăng khả năng được duyệt vay tín chấp ngân hàng

Mẹo nhỏ tăng khả năng được duyệt vay tín chấp ngân hàng

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay tín chấp

Sau khi tìm hiểu mục đích, độ tuổi và khả năng tài chính của người đi vay có đáp ứng điều kiện của ngân hàng hay không, nhân viên tài chính sẽ cấp cho bạn một bộ hồ sơ vay theo mẫu, tư vấn các gói vay phù hợp và yêu cầu các giấy tờ cần thiết.

Hiện nay các ngân hàng thường có 4 sản phẩm vay tín chấp là:

  • Vay tín chấp theo lương
  • Vay tín chấp theo bảo hiểm nhân thọ
  • Vay tín chấp theo hóa đơn tiền điện
  • Vay theo hợp đồng tín chấp cũ.

Các giấy tờ đối với mỗi loại vay trên sẽ khác nhau cụ thể như sau:

Vay tín chấp theo lương:

  • 1 ảnh 3 x 4
  • 1 bản sao CMND
  • 1 bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú KT3
  • Hợp đồng lao động phôtô hoặc giấy xác nhận công tác
  • Sao kê chi tiết lương 3 (hoặc 6) tháng gần nhất/bản lương/giấy xác nhận lương phôtô
  • 1 hồ sơ vay tín chấp theo lương theo mẫu của ngân hàng cho vay.

Vay tín chấp theo bảo hiểm nhân thọ:

  • 1 ảnh 3 x 4
  • 1 bản sao CMND
  • 1 bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú KT3
  • Bản sao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và biên nhận đóng phí gần nhất (nếu có)
  • 1 hồ sơ vay theo bảo hiểm nhân thọ theo mẫu ngân hàng cho vay

Hồ sơ vay theo hóa đơn tiền điện bao gồm:

  • 1 ảnh 3 x 4
  • 1 bản sao CMND
  • 1 bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú KT3
  • 3 hóa đơn điện của 3 tháng gần nhất
  • 1 hồ sơ vay theo hóa đơn tiền điện theo mẫu ngân hàng cho vay

Hồ sơ vay theo hợp đồng tín chấp cũ (tùy từng ngân hàng có dịch vụ này):

  • 1 ảnh 3 x 4
  • 1 bản sao CMND
  • 1 bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú KT3
  • Hợp đồng tín dụng tổ chức khác (chấp nhận một số không có dấu mộc)
  • 1 phiếu trả góp hàng tháng tổ chức kia mới nhất
  • 1 hợp đồng vay theo mẫu ngân hàng cho vay.

Các ngân hàng thường yêu cầu mang bản gốc để đối chứng với bản sao. Bạn hãy chuẩn bị đầy đủ giấy tờ ngân hàng yêu cầu, tránh việc thông tin không trùng khớp. Như vậy hồ sơ của bạn mới được chấp nhận.

thebank_quytrinhchovaytinchaptaihanoimin_1454575347

Quy trình vay tín chấp ngân hàng:

Bước 2: Thẩm định đơn xin vay

Sau khi nhận hồ sơ của bạn, nhân viên sẽ kiểm tra lại để xác minh độ chân thực, sau đó dựa vào mức muốn vay của bạn để xem có phù hợp không, có thể cho vay tối đa bao nhiêu, trong thời hạn bao lâu và mức lãi suất áp dụng cho trường hợp của bạn.

Có nhiều yếu tố để nhân viên ngân hàng quyết định cho vay hay không, trong đó các yếu tố quan trọng thường là:

Khả năng tài chính: Đây là yếu tố hàng đầu để ngân hàng quyết định cho bạn vay hay không. Khả năng tài chính của bạn phản ánh khả năng chi trả nợ của bạn ở hiện tại và tương lai.

Với mức thu nhập của bạn, khả năng trả góp hàng tháng của bạn có thực hiện được không.

Ngân hàng thường yêu cầu giấy tờ chứng minh thu nhập lương 3 tháng gần nhất, ngoài ra có thể sẽ kiểm tra thâm niên của bạn và mức độ uy tín công ty nơi bạn công tác.

Nếu bạn nhận lương chuyển khoản, ngân hàng sẽ xác minh qua tài khoản ngân hàng của bạn.

Trong trường hợp bạn không chứng minh được thu nhập (tự kinh doanh, về hưu,...) bạn vẫn có thể vay dựa trên hóa đơn tiền điện, bảo hiểm nhân thọ hay vay theo hợp đồng tín chấp cũ.

Địa điểm cư trú: Ngân hàng sẽ kiểm tra nơi cư trú hiện nay để tiện cho việc thu hồi nợ. Thường ngân hàng sẽ dễ cho vay với những đối tượng đang cư trú tại địa bàn có chi nhánh của ngân hàng đó. Ngược lại, những đối tượng thường xuyên thay đổi chỗ ở sẽ khó vay hơn.

Phân tích điểm tín dụng CIC: Nếu như bạn đã từng đi vay các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng khác thì thông tin của bạn sẽ được lưu trữ tại hồ sơ của hệ thống ngân hàng.

Ngân hàng sẽ kiểm tra lịch sử vay của bạn, bạn có trả đúng hạn không, bạn có nợ xấu không.

Nếu trong quá khứ bạn từng trả đúng hạn, không vi phạm hợp đồng thì đương nhiên bạn sẽ có điểm CIC tốt, khi đó ngân hàng sẽ dễ dàng cho bạn vay hơn và ngược lại.

Khả năng vay được của bạn phụ thuộc rất nhiều vào lịch sử vay ngân hàng trong quá khứ, địa điểm cư trú.

Do đó nếu bạn đã và đang vay thì hãy nghiêm túc thực hiện đúng hợp đồng để đảm bảo khả năng vay thêm dễ dàng trong tương lai. Ngoài ra, hạn chế chuyển địa điểm nơi ở cũng góp phần quan trọng đến khả năng vay tiền của bạn.

Bước 3: Xét duyệt và cho vay

Đến bước này bạn hãy ngồi đợi, nếu bạn làm tốt các chú ý trong 2 bước trên thì xác suất vay được là rất cao. Nhân viên sẽ giao hồ sơ để giám đốc quyết định. Thường thời gian xét duyệt sẽ kéo dài từ 1 - 3 ngày tùy từng ngân hàng.

Bước 4: Ký hợp đồng và giải ngân

Sau khi được duyệt cho vay, nhân viên hẹn bạn để ký hợp đồng. Bạn hãy đọc kĩ các điều khoản, đặc biệt là các mục sau:

  • Số tiền được vay
  • Lãi suất (lãi suất bao nhiêu, nếu là lãi suất ưu đãi thì ưu đãi trong mấy tháng, hết thời hạn ưu đãi thì cách tính lãi suất thế nào? Lãi suất cố định hay lãi suất dư nợ giảm dần?...)
  • Thời hạn trả nợ và các điều khoản liên quan đến thời gian trả nợ (có miễn phí trả trước hạn không? Phí phạt trả trước hạn và trễ hạn như thế nào?...)
  • Hình thức thanh toán. (Thanh toán bằng tiền mặt, thẻ…)

Khi được phê duyệt, bạn có thể đến trực tiếp ngân hàng nhận tiền mặt hoặc nhận qua thẻ.

Sau khi giải ngân, nhân viên tín dụng vẫn sẽ kiểm soát bạn sử dụng khoản vay có đúng mục đích không. Ngân hàng có quyền thu hồi khoản vay bất cứ lúc nào nếu bạn có dấu hiệu dùng sai mục đích hoặc lừa đảo.

Bước 5: Thu nợ và đưa ra phán quyết tín dụng mới

Là việc làm hàng tháng của ngân hàng. Bạn sẽ trích một khoản từ tiền lương hàng tháng của mình để trả nợ.

Hãy nhớ dù trả sớm hay muộn chỉ 1 ngày, bạn vẫn có thể bị phạt tiền hoặc phạt lãi suất dư nợ và ngân hàng sẽ cập nhật vào hồ sơ của bạn trên hệ thống ngân hàng. Bạn có thể mất uy tín nghiêm trọng và có thể không vay được lần sau.