Tín chấp là gì, phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp?
Cập nhật lúc: 21/05/2020, 09:00
Cập nhật lúc: 21/05/2020, 09:00
Tín chấp là việc bảo lãnh bằng uy tín của tổ chức chính trị - xã hội cho cá nhân hoặc hộ gia đình nghèo không có tài sản để thế chấp được vay một số tiền nhỏ tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc làm dịch vụ. Việc cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp phải lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo lãnh.
Vay tín chấp (hay còn gọi là vay không cần thế chấp) hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là người đi vay tiền có thể nhận được khoản tiền vay mong muốn mà không phải thế chấp tài sản hay bất cứ điều kiện bảo lãnh nào khi vay tiền.
Một khoản vay tín chấp thường dao động từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng và thời hạn cho vay trả góp linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng.
Vay thế chấp là sản phẩm cho vay có đảm bảo tài sản, ví dụ: cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng nhà đất, cho vay tiêu dùng cá nhân thế chấp sổ tiết kiệm… Quyền sở hữu tài sản vẫn còn với người đi vay, nhưng nếu không thể trả được nợ cho ngân hàng khách hàng phải chuyển sở hữu tài sản cho ngân hàng để thanh lý.
Người đi vay tiền cần phải hiểu rõ những ưu nhược điểm để biết nên chọn vay tín chấp hay thế chấp đó có thể đi đến một quyết định đúng đắn – thì đầu tiên cần phải hiểu rõ bản chất của 2 hình thức này
Vay tín chấp
Trong vay tín chấp, người vay tiền không cần thế chấp bất kỳ một tài sản nào, có thể sử dụng số tiền mình vừa vay để thực hiện những công việc đã được hoạch định sẵn và chỉ cần thanh toán một khoản tài chính không đáng kể hàng tháng trong suốt quá trình vay tiền. Song song bên cạnh đó sự trượt giá của tiền đồng theo thời gian vay cũng làm cho giá trị khoản vay ban đầu có “giá trị ” hơn trong tương lai.
Chương trình vay tín chấp hiện nay hầu hết rất tiện lợi và nhanh chóng. Chỉ qua 2-3 ngày (tùy khu vực) khách hàng đã nhận ngay số tiền giải ngân mà không cần phải thế chấp tài sản đảm bảo.
Được giải ngân ngay khoản tiền dựa vào các giấy tờ như bảng lương, hợp đồng lao động, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ … trong thời gian ngắn.
Dễ dàng sở hữu khoản vay nhỏ và trả góp đều hàng tháng. Ngân hàng dựa trên hạn mức lương của bạn để cho vay. Khoản tiền vay tín chấp thường từ 6 lần đến 20 lần lương tùy vị trí bạn đang công tác. Nếu nhân viên bình thường thì khoản vay là 6 lần lương và nếu cán bộ thuộc nghành y tế, công an, luật sự thì khoản vay có thể lên đến 20 lần lương tiền mặt hàng tháng.
Không cần thế chấp, không cần công ty bảo lãnh, không tốn phí dịch vụ.
Tuy nhiên ưu điểm có thì chắc chắn sẽ có nhược điểm đó là dễ xuất hiện nợ xấu vì người đi vay không cần phải thế chấp tài sản cũng như không cần người bảo lãnh, rất nhiều rủi ro tiềm ẩn do đó lãi suất cao sẽ hơn so với các gói vay khác.
Tuy đây là dịch vụ của ngân hàng nhưng nó vẫn tách biệt thành khối riêng. Lãi suất vay sẽ không giống như khách hàng đi vay thế chấp.
Khách hàng khi chỉ cần mắc nợ quá hạn (Nợ cần chú ý khi khách hàng thanh toán tiền vay chậm không đúng theo quy định ngân hàng) cũng sẽ không được hổ trợ làm hồ sơ vay. Đây là điểm mà hiện nay nguồn khách hàng được hổ trợ vay sẽ khan hiếm hơn. Vì đây là chương trình cho vay không thế chấp nên uy tín là đặt lên hàng đầu và các ngân hàng xét duyệt rất nghiêm ngặt.
Vay thế chấp
Đây là loại hình sản phẩm cho vay có đảm bảo truyển thống của ngân hàng, đầu tiên đó là cần tài sản thế chấp và các giấy tờ đảm bảo về tài sản thế chấp
Ngân hàng chỉ giải quyết những khoản vay lớn và có phương án kinh doanh tốt. Trong trường hợp khoản vay nhỏ đa số khách hàng sẽ chọn phương án vay không thế chấp để giải quyết tình hình và giữ lại tài sản thế chấp để vay khoản vay lớn hơn. Nếu một khi bạn đã vay lần 1 rồi thì lần 2 đi vay vô cùng khó khăn và rất có thể nhờ đến dịch vụ ngoài để hướng dẫn thủ tục. Bởi vậy, khi đi vay vốn thì khoản vay tối ưu là điều phải suy xét cẩn thận tránh trường hợp làm giữa chừng hết vốn.
Lãi suất thấp hơn vay tín chấp và thời gian để xử lý giao dịch lâu hơn.
08:00, 18/09/2015
07:41, 20/08/2015
19:12, 18/08/2015