19/01/2025 | 05:53 GMT+7, Hà Nội

Kinh tế năm 2019 chờ đợi những bứt phá

Cập nhật lúc: 03/02/2019, 07:32

Nhiều chuyên gia kinh tế thừa nhận rằng, kinh tế năm 2019 được dự báo sẽ kém thuận lợi hơn ở khía cạnh tăng trưởng GDP và xuất khẩu.

Dù vậy, về tổng thể, mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất và tỷ giá trong năm 2019 nhiều khả năng sẽ vẫn đạt được.

Năm 2018 đã kết thúc với một kết quả rất khả quan khi GDP đạt 7,08%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Động lực chính của tăng trưởng, tiếp tục đến từ khu vực công nghiệp - xây dựng. Nông lâm thuỷ sản cũng có những đóng góp tích cực khi có sự tăng trưởng mạnh nhất trong một thập kỷ qua.

Sang năm 2019, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) sang đến năm 2019, GDP có thể sẽ có sự giảm nhẹ. Nguyên nhân tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng tổng vốn đầu tư toàn xã hội được dự báo ở mức thấp hơn phần nhỏ so với năm 2018. Mức tăng trưởng dự báo là 6,8% cho.

Về lạm phát, rủi ro là không quá lớn. Trong đó, rủi ro lạm phát tiền tệ không cao. Nhóm thực phẩm và giao thông đã tăng khá mạnh trong năm 2018 sẽ mang đến cơ hội CPI sẽ giảm trong năm 2019 nếu giá cả hai nhóm này ổn định. Giá nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế dự kiến tăng khoảng 5-8%; giá điện tăng khoảng 7,5%; giá nhóm hàng giáo dục tăng 6%. Theo tính toán, việc điều chỉnh giá các nhóm hàng do Nhà nước quản lý sẽ khiến CPI tổng thể tăng khoảng 1% trong năm 2019.

Giới phân tích cũng cho rằng, lương năm 2019 dự kiến tiếp tục tăng ở mức thấp, khoảng 7%, khiến cho rủi ro lạm phát do cầu kéo cũng không cao.

Dự báo lạm phát dựa trên 3 kịch bản của giá dầu. Trong kịch bản cơ sở, BVSC dự báo lạm phát năm 2019 sẽ dao động quanh mức 3,5%.

CPI 2019 khả năng sẽ dao động quanh mức 3,5% nên mặt bằng lãi suất năm 2019 nhiều khả năng sẽ không có nhiều thay đổi so với cuối năm 2018. Tuy nhiên, để đáp ứng tỷ lệ giảm vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 45% xuống còn 40%, lãi suất vẫn có thể tăng cục bộ tại một số ngân hàng nhưng mức tăng sẽ không quá lớn, dưới 0,5%.

Việt Nam có cán cân thanh toán tổng thể thặng dư kể từ năm 2016 đến nay là đặc điểm khác biệt so với năm 2015 và 2007- 2011.

Sự thặng dư đến từ cả cán cân vãng lai và cán cân vốn. Dự báo cán cân thanh toán tổng thể sẽ tiếp tục thặng dư năm 2019 nhờ xuất khẩu vẫn tăng trưởng. Việt Nam hấp dẫn được nhiều vốn FDI và dòng kiều hối ổn định.

Trên cơ sở đó, rủi ro đồng VND giảm giá trên 5 năm sau không lớn, dự báo đồng VND sẽ giảm giá dưới 3% trong năm 2019.

Dự báo xuất khẩu năm 2019 không mấy tăng trưởng so với năm 2018

Dự báo xuất khẩu năm 2019 không mấy tăng trưởng so với năm 2018

Đồng VND luôn được điều chỉnh theo hướng mất giá so với USD trong khi NDT của thì trồi sụt tùy từng thời kỳ và Chính phủ Trung Quốc thường có động cơ giảm giá nhân dân tệ (NDT) khi kinh tế gặp khó khăn.

BVSC cho rằng NDT năm 2019 sẽ tiếp tục giảm giá, dưới 5%, thấp hơn năm 2018. Do vậy, áp lực giảm giá VND từ diễn biến của đồng NDT trong năm 2019 cũng sẽ thấp hơn năm 2018.

Kinh tế Việt Nam cần trụ vững trước những rủi ro toàn cầu

Năm 2019, khó khăn không chỉ đối với kinh tế Việt Nam mà tăng trưởng toàn cầu cũng sẽ giảm tốc. Hệ thống tiền tệ thế giới thắt chặt hay căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ mang lại những rủi ro cho kinh tế Việt Nam trong năm 2019.

Do đó, năm 2019, kinh tế Việt Nam sẽ đối diện với 3 rủi ro mang tính ngoại biên. Thứ nhất là sự giảm tốc tăng trưởng của các nền kinh tế lớn. Theo dự báo, GDP toàn cầu sẽ giảm 0,2 điểm phần trăm trong năm 2019.

Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương các nước như Mỹ, châu Âu, và Anh sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt khi các gói QE không còn nữa

Trong khi đó, rủi ro từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn hiện hữu và đe doạ đến kinh tế trong nước.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế trong nước có thể giảm được những tác động tiêu cực từ các rủi ro này nhờ vào việc tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do.

Với hiệp đinh CPTPP, BVSC cho rằng tác động tích cực đến Việt Nam là có, nhưng không quá lớn. Dẫn ra số liệu của World Bank, theo đó, hiệp định này có thể mang lại 1,1% GDP cho Việt Nam tính đến năm 2030.

Trong các nhóm ngành, xuất khẩu dệt may, da giày, thiết bị điện tử sẽ được hưởng lợi nhờ CPTPP. Hiệp định CPTPP cũng giúp Việt Nam khai thác thêm hai thị trường giàu tiềm năng khác là Canada và Mexico.

Một hiệp định thương mại khác không kém phần quan trọng là giữa Việt Nam với EU (EVFTA). Đây là cơ hội lớn cho xuất khẩu Việt Nam khi hàng hoá luôn xuất siêu vào thị trường này.

Khác với CPTPP, Việt Nam chưa có bất cứ FTA nào với các đối tác tại khu vực châu Âu. Do đó, nếu EVFTA được Quốc hội châu Âu phê chuẩn vào tháng 3/2019 sẽ là một tin vui cho xuất khẩu trong nước. Ước tính xuất khẩu Việt Nam có thể tăng 4-6% mỗi năm trong vòng 10 năm tới nhờ EVFTA

Theo BVSC, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn rất hấp dẫn với các ông lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc trong điều kiện tài chính toàn cầu chưa quá thắt chặt với những nước này.

Mặt khác, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không phải lúc nào cũng mang lại rủi ro. Việc căng thẳng leo thang giữa hai cường quốc sẽ giúp nền kinh tế hơn 90 triệu dân được hưởng lợi từ quá trình sắp xếp lại các chuỗi cung ứng.

Mộc Miên