21/11/2024 | 21:18 GMT+7, Hà Nội

Kiến nghị duy trì chính sách ưu đãi cho các đối tượng vay vốn để mua, thuê nhà ở xã hội

Cập nhật lúc: 08/01/2022, 12:30

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có đơn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục duy trì chính sách ưu đãi cho các đối tượng vay vốn để mua, thuê nhà ở xã hội.

HoREA kiến nghị "nóng", đề nghị duy trì chính sách ưu đãi cho các đối tượng vay vốn để mua, thuê NƠXH

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ 4 kiến nghị "nóng", đề nghị xem xét và chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định được cho vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội. 

Cụ thể, HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2021/TT-NHNN theo hướng vẫn giữ nguyên quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2015/TT-NHNN (chỉ bỏ mục đích "thuê") như sau: "2. Đối tượng vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội; Xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP".

HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1 Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 6 Thông tư 25/2015/TT-NHNN, như sau: "3. Đối với khách hàng vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà. Và, "4. Đối với khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới, hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay".

HoREA kiến nghị
HoREA kiến nghị "nóng", đề nghị duy trì chính sách ưu đãi cho các đối tượng vay vốn để mua, thuê NƠXH

Năm 2022, khi xem xét xây dựng Đề án Luật Nhà ở (sửa đổi), Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng xem xét trình Chính phủ đề xuất sửa đổi Khoản 4 Điều 50 Luật Nhà ở 2014 theo hướng bổ sung thêm cụm từ "mua, thuê mua nhà ở xã hội" để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của các quy định pháp luật về chính sách ưu đãi tín dụng về nhà ở xã hội.

Hiệp hội đề nghị Chính phủ đề xuất Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung "Chương trình mục tiêu thực hiện chính sách về nhà ở xã hội" vào Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định các Chương trình mục tiêu quốc gia. Từ đó được sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước chi trung hạn trong giai đoạn 2021-2026, để có căn cứ pháp luật để bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện chính sách về nhà ở xã hội.

Ngoài ra, trong năm 2022, Bộ Xây dựng sẽ xem xét Đề án Luật Nhà ở (sửa đổi). Trên cơ sở đó, Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng xem xét trình Chính phủ đề xuất sửa đổi Khoản 4 Điều 50 Luật Nhà ở 2014 theo hướng bổ sung thêm cụm từ “mua, thuê mua nhà ở xã hội” để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của các quy định pháp luật về chính sách ưu đãi tín dụng về nhà ở xã hội.

Trước đó, lý giải nguyên nhân việc sử dụng nhà ở xã hội không đúng mục đích, UBND thành phố Hà Nội từng cho biết, là do các chủ đầu tư, cơ quan quản lý tại các quận, huyện có nhà ở xã hội và các bên liên quan chưa giám sát tốt việc sử dụng loại nhà ở này. Mặt khác, các đơn vị chức năng chưa quan tâm kiểm tra, xử phạt hành chính các vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà ở chung cư.

Theo Chủ tịch HoREA, trong 15 năm qua, các ngân hàng thương mại được Nhà nước chỉ định đã thực hiện rất tốt, rất hiệu quả việc cho vay ưu đãi “để mua, thuê mua nhà ở xã hội, hoặc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở”, kể cả việc thực hiện gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2013-2016 thì các ngân hàng thương mại đã làm rất tốt. 
Qua tổng kết, từ 1 đồng cấp bù lãi suất từ ngân sách nhà nước thì ngân hàng thương mại huy động thêm được 33 đồng vốn của xã hội.

Trong lúc Ngân hàng chính sách xã hội đã không tham gia thực hiện gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2013-2016 và mới chỉ tham gia cho vay ưu đãi nhà ở xã hội trong thời gian gần đây.

Liên quan đến câu chuyện nhà ở xã hội, giai đoạn 2016 - 2020, tại Hà Nội đã có 12.659 căn hộ tại 23 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng, tương đương khoảng hơn 1,2 triệu m2 sàn nhà ở. 

"Siết" vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội từ tháng 1/2022

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2015/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Theo đó, Thông tư này quy định khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình thì mức vốn cho vay tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay (bổ sung khoản 4 Điều 6 Thông tư số 25/2015/TT-NHNN về mức cho vay).

Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 về thời hạn cho vay như sau: Đối với đối tượng khách hàng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này là đối tượng vay vốn xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở: Thời hạn cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. 

Siết vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội từ tháng 1/2022
Siết vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội từ tháng 1/2022

So sánh tại Thông tư 25/2015/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ quy định thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm, không quy định thời hạn vay tối đa.

Về lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố trong từng thời kỳ, Thông tư 20 cũng làm rõ quy định: Không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ, thay vì chỉ quy định không quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ.

Đồng thời, Thông tư 20 đã bỏ quy định về ưu đãi lãi suất khi vay vốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; kể từ ngày 20/01/2022, đối tượng được vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội chỉ gồm: Đối tượng vay vốn để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.

Khoản 1, Điều 15. Đối tượng được vay vốn:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, bán;

b) Doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ tự đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho người lao động của chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà với giá thuê không vượt quá khung giá cho thuê nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;

c) Hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán.

 

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/kien-nghi-duy-tri-chinh-sach-uu-dai-cho-doi-tuong-vay-von-20201231000005018.html