18/01/2025 | 17:47 GMT+7, Hà Nội

Khuyến nghị của Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ khi cho trẻ chơi đồ chơi

Cập nhật lúc: 21/03/2016, 21:20

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa ra những khuyến nghị để bảo vệ trẻ an toàn khi chơi đồ chơi.

Nếu trong nhà có nhiều trẻ ở những độ tuổi khác nhau hoặc bạn đang tìm ý tưởng mua quà tặng cho một đứa bé nào đó, hãy nhớ tìm món đồ chơi trẻ yêu thích vẫn chưa đủ mchà nó phải tránh nguy cơ tai nạn cho trẻ. Dưới đây là những lời khuyên do Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị để bảo vệ trẻ an toàn với đồ chơi:

1. Chọn đồ chơi thích hợp với độ tuổi của trẻ

Mặc dù đây là vấn đề không mới, thậm chí được nhắc đi nhắc lại rất nhiều với các bậc phụ huynh nhưng vẫn rất cần thiết để đề cập.

Đồ chơi được sản xuất và chỉ định dùng cho từng độ tuổi riêng biệt, chẳng hạn trẻ em 6-36 tháng tuổi không nên chơi đồ chơi xổ số để tránh nguy cơ hóc dị vật.

2. Các trò chơi xếp hình

Trò chơi có kích thước lớn là một lựa chọn tốt. Nhưng đôi khi trẻ nhỏ có thể xếp chồng các món đồ chơi nhỏ trong những món lớn hơn và trẻ sơ sinh có thể nuốt phải chúng mà bạn không hề có sự đề phòng trước đó. 

3. Mang theo đồ chơi ra ngoài 

Trẻ nhỏ có thể mang theo đồ chơi lên xe đạp và chơi đồ chơi trong sân dành riêng cho mình miễn rằng bạn đã cho bé đội mũ bảo hiểm cẩn thận.

4. Đọc sách trên tàu

Sách có thể là một người bạn của trẻ khi lên tàu nhưng đó là với trẻ lớn. Nếu cho các bé dưới 1 tuổi cầm sách, bé sẽ xé từng trang và thử cho vào miệng.

5. Dây kéo đồ chơi

Không để bé chơi với những sợi dây dài vì rất dễ thắt cổ

Cho bé kéo đồ chơi với sợi dây dài có thể là một mối nguy hiểm tiềm ẩn gây ra nghẹt thở cho trẻ sơ sinh. Vì thế, nên cắt ngắn dây hoặc thay thế bằng tay cầm nhựa, móc xích để đảm bảo an toàn. 

6. Lớn hơn nghĩa là tốt hơn

Đồ chơi và các bộ phận nhỏ của đồ chơi nên có kích thước lớn hơn miệng của bé để tránh nguy cơ hóc dị vật. Tốt nhất, không mua đồ chơi có các bộ phận nhỏ được tháo lắp dễ dàng như các loại nút, tiền xu,…

Nếu không chắc kích thước nào được xem là đủ lớn, hãy thử thả nó vào lõi của cuộn giấy vệ sinh. Nếu rơi xuống, nó là vật không an toàn cho trẻ nhỏ.

7. Đồ chơi chạy bằng pin 

Đồ chơi chạy bằng pin sẽ ngăn ngừa nguy cơ giật điện và tự thắt cổ vì cột dây. Chỉ cần đảm bảo đó không phải là pin nút và ngăn chứa pin không cho phép trẻ nhỏ tự mở thì nó có thể là món đồ chơi an toàn cho trẻ.

8. Loại bỏ nam châm

Tránh cho trẻ chơi đồ chơi có nam châm

Nam châm có thể gây tai nạn rất nguy hiểm nếu các bé nuốt phải. Một khi chúng dính kết với nhau trong ruột sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như tắc nghẽn và có thể tử vong.

9. Đồ chơi bắn vào không trung

Tránh đồ chơi có thể bắn bất cứ vật nhỏ nào vào trong không trung. Các vật này có thể làm tổn thương mắt nghiêm trọng hoặc nguy hiểm hơn là gây nghẹt thở cho trẻ. 

10. Thú nhồi bông

Hãy đảm bảo đồ chơi nhồi bông đủ an toàn trước khi cho trẻ chơi. Một vài thú nhồi bông có chèn vào đó cả những vật nhỏ và đây là nguy cơ cho trẻ.

Do đó, nên kiểm tra kỹ các đường may, đảm bảo chúng được khâu mép cẩn thận để tránh trẻ tìm cách moi ruột bông bên trong.

Ngoài ra, đồ chơi nhồi bông cần phải được giặt giũ thường xuyên để tránh tạo điều kiện cho vi trùng và vi khuẩn ẩn nấp.

11. Kiểm tra nhãn mác và bao bì

Bé sẽ cho tất cả mọi thứ vào miệng. Vì vậy, nên kiểm tra kỹ bao bì hoặc nhãn trước khi mua đồ chơi cho trẻ. Phải đảm bảo chúng không có thành phần hóa chất độc hại để tránh đồ chơi nhiễm hóa chất từ bao bì, nhãn mác sẽ gây ngộ độc cho trẻ.

Món quà mà bố mẹ trao tặng cho trẻ là sự phát triển toàn diện để trẻ có được tương lai tươi sáng, hãy chia sẻ thông tin này đến với mọi người nếu bạn thấy hữu ích...