18/01/2025 | 18:00 GMT+7, Hà Nội

Khám phá Động Fingal: Hang động biển kỳ vĩ trong truyền thuyết Ireland

Cập nhật lúc: 02/06/2016, 05:17

Nằm trên hòn đảo Staffa, Fingal là một hang động biển vô cùng độc đáo bởi các cột đá bazan hình lục giác và âm thanh phát ra từ những con sóng xô vào ghềnh đá.

Động Fingal trên đảo Staffa

Động Fingal trên đảo Staffa

Động Fingal trên đảo Staffa

Nằm trên hòn đảo Staffa, Fingal là một hang động biển vô cùng độc đáo bởi các cột đá bazan hình lục giác và âm thanh phát ra từ những con sóng xô vào ghềnh đá.

Fingal là hang động biển, nằm trên hòn đảo Staffa không người sinh sống ở Scotland. Đối với người Celtic cổ xưa, nơi đây là một di tích quan trọng trong truyền thuyết.

Huyền thoại Ireland giải thích rằng sự hình thành hang động Fingal cũng tương tự như Causeway khổng lồ ở Bắc Ailen.

Những cột bazan gọn gàng được cho là tàn tích mảnh vỡ của một cây cầu, được người khổng lồ Fiom mac Cumhaill ở Ailen xây dựng lên làm nơi chiến đấu với gã khổng lồ Benandonner ở Scotland.

Dĩ nhiên, theo các nhà địa chất thì hang Fingal được hình thành do dung nham nóng chảy kết hợp với hiện tượng xói mòn.

Hang động Fingal có một quá trình hình thành địa chất không giống bất kì hang động nào khác trên thế giới. Fingal được hình thành hoàn toàn từ những cột đá bazan lục giác tương tự như trong cấu trúc của Causeway khổng lồ ở Bắc Ireland.

So sánh hai cấu trúc, người ta thấy chúng có một quá hình thành địa chất giống nhau đã xảy ra cách đây 60 triệu năm.

Cả hai đều bắt nguồn từ dòng dung nham cổ đại nóng chảy, sau đó bề mặt của khối lượng dung nham khổng lồ được làm mát bởi nước biển nên khô và co lại rồi lại nứt ra thành từng khối dài và cao theo mô hình lục giác.

Chiều cao của chân cột khoáng chất bazan ở hang động Fingal lộ ra mà người ta đo được là 72 m, còn phần chôn dưới biển là 700 m.

Hang động có một lối vào lớn hình vòng cung. Kích cỡ mái vòm cong tự nhiên trong như mái vòm của một nhà thờ. Thoạt nhìn thì người ta cứ tưởng hang động Fingal do chính bàn tay con người tạo ra.

Qua trình hình thành kì diệu của hang động

Động Fingal có chiều cao khoảng 22 m và độ sâu khoảng 82 m. Có phỏng đoán cho rằng hang động này có niên đại hơn 50 triệu năm tuổi.

Vì hòn đảo Staffa nằm tại một khu vực núi lửa đang hoạt động, nên động Fingal đã được hình thành từ dòng chảy dung nham. Hang động này có cấu tạo 3 lớp.

Phần nền được tạo thành từ một lớp đá tuff (đá tạo thành từ tro núi lửa), trong khi phần chóp được tạo thành từ một lớp dung nham bazan thiếu khuyết một cấu trúc tinh thể.

Xen giữa hai lớp này là những cột đá bazan màu đen khá nhẵn mịn (có thể lên đến 40.000 cột) đan xen vào nhau có niên đại từ kỷ Đệ tam.   

Các cột đá bazan bên trong hang động Fingal.

Các cột đá bazan bên trong hang động Fingal.

Chính nhờ những cột đá này mà động Fingal mới được nhìn nhận là một trong những hang động biển đẹp nhất trên thế giới. Khi các cột dung nham ở lớp giữa nguội dần, chúng “đã co lại về phía các điểm trung tâm cách đều nhau” và “cô đặc lại thành các cột lăng trụ”. Các cột được hình thành tự nhiên này có từ 3 đến 8 cạnh, nhưng phổ biến nhất là 6 cạnh.

Các cột được hình thành tự nhiên này có từ 3 đến 8 cạnh, nhưng phổ biến nhất là 6 cạnh.

Các cột được hình thành tự nhiên này có từ 3 đến 8 cạnh, nhưng phổ biến nhất là 6 cạnh.

Dòng dung nham tạo nên các cột đá được cho là tác nhân hình thành bờ biển đắp cao Giant’s Causeway ngoài khơi phía đông bắc khu vực Bắc Ireland.

Cũng có người cho rằng trong một số thời điểm trong quá khứ, động Fingal và bờ biển Giant’s Causeway đã được kết nối với nhau bởi một ‘cây cầu’ có cùng chất liệu.

Hai di chỉ này không chỉ được kết nối với nhau nhờ những sự tương đồng về mặt địa chất, nhưng cũng nhờ vào truyền thuyết của người Ireland.

Vì lý do này khác, hai di chỉ này đều có mối liên hệ với cái tên Fionn mac Cumhail, một chiến binh nổi tiếng trong truyền thuyết của người Ireland.

Scotia Depicta – Động Fingal.

Scotia Depicta – Động Fingal.

Truyền thuyết 

Theo truyền thuyết, bờ biển đắp cao Giant’s Causeway đã được xây dựng bởi Fionn, người mà, tuy thường được nhìn nhận như một con người có tầm vóc trung bình, nhưng lại được khắc họa như một người khổng lồ trong câu chuyện này.

Bờ biển này đã được ‘xây dựng’ sau khi Fionn nhận được lời thách đấu của một gã khổng lồ người Ireland, và trở thành địa điểm chạm trán giữa hai người.

Vào thế kỷ 18, có một phiên bản đầy chất thơ nổi tiếng của truyền thuyết về Fionn, được sáng tác (hoặc phiên dịch từ một thiên anh hùng ca Gaelic) bởi một nhà thơ người Scotland với cái tên James Macpherson.

Fionn mac Cumhaill, hình minh họa của Stephen Reid.

Fionn mac Cumhaill, hình minh họa của Stephen Reid.

Tên của hang động

Một trong những người từng đọc các tác phẩm của Macpherson là Ngài Joseph Banks, một nhà tự nhiên học người Anh. Chính nhờ ông Banks mà hang động này mới được phát hiện, hay nói đúng hơn, tái phát hiện.

Không chỉ vậy, cũng chính ông Banks là người đã đặt tên cho hang động này. Hang động được ông Banks phát hiện lúc đầu được gọi là ‘Uamh-Binn’ (nghĩa là ‘Hang động Giai điệu’) bởi người Celt.

Chịu ảnh hưởng từ các vần thơ của Macpherson, ông Banks đã quyết định gọi hang động này là hang động Fingal, vì Fingal là tên tiếng Scotland của Fionn mac Cumhail.

Chân dung Ngài Joseph Banks. Tranh của họa sĩ, Ngài Joshua Reynolds vào năm 1773.

Chân dung Ngài Joseph Banks. Tranh của họa sĩ, Ngài Joshua Reynolds vào năm 1773.

Các vị khách viếng thăm nổi tiếng của hang động Fingal

Rất nhiều người nổi tiếng đã đến ghé thăm hang động này. Trong danh sách có bao gồm các thành viên trong gia đình hoàng gia Anh như Nữ hoàng Victoria và Hoàng tế Albert. 

Các tiểu thuyết gia lỗi lạc như Ngài Walter Scott và Jules Verne (tác giả Hai vạn dặm dưới biển), cũng như những nhà thơ như William Wordsworth và John Keats. Rất nhiều nghệ sĩ và nhà soạn nhạc cũng lấy cảm hứng từ xúc cảm mãnh liệt được dấy lên khi ghé thăm hang động này.

Có lẽ vị khách đã có cống hiến to lớn nhất đến danh tiếng của động Fingal là nhà soạn nhạc theo chủ nghĩa lãng mạn Đức Felix Mendelssohn, người được ghi nhận đã ghé thăm đảo Staffa vào tháng 8/1829.

Chuyến viếng thăm hang động của Mendelssohn đã truyền cảm hứng cho ông sáng tác một overture hòa nhạc vào năm kế tiếp, với cái tên khá phù hợp là The Hebrides, cũng được gọi là Động Fingal (Fingal’s Cave).