28/03/2024 | 21:02 GMT+7, Hà Nội

Hồn Tết Việt còn lại gì trong giới trẻ?

Cập nhật lúc: 25/01/2020, 06:30

Tôi sống giữa thời đại mua sắm tết online, chúc tết qua màn hình điện thoại, lì xì bằng ứng dụng banking, gửi tâm tình trên mạng xã hội...

Năm 2020, một năm khởi đầu của một thập kỷ, Tết Canh Tý sẽ còn lại gì trong giới trẻ?.

Tôi băn khoăn và hỏi rất nhiều người trẻ, hầu hết họ cho rằng: “Tết là nghỉ lễ”...

Tết cổ truyền của người Việt có chăng chỉ là một ngày nghỉ lễ? 

Không. Tết cổ truyền không phải một ngày nghỉ lễ và chắc chắn là như vậy.

Tết cổ truyền đối với tôi một thế hệ 9x tất cả còn lại trong tâm thức là một nét đẹp văn hoá trải qua hàng nghìn năm lịch sử, vô vàn những phong tục đẹp đẽ như một dòng chảy xuyên suốt cuộc đời mỗi người con đất Việt.

Ảnh minh hoạ: Nguồn internet

Một nồi bánh chưng dù nhỏ hay to cũng chứa đựng được cái hồn tết Việt, từ Bắc, Trung, Nam rợp hoa đào, mai... và ai ai cũng nóng lòng trở về với gia đình. 

Tết cổ truyền là để gắn kết yêu thương.

Nhưng dường như, trong thời đại công nghệ số chúng ta đã bỏ qua giá trị truyền thống. Tôi sống giữa thời đại mua sắm tết online, chúc tết qua màn hình điện thoại, lì xì bằng ứng dụng banking, gửi tâm tình trên mạng xã hội... Một cái Tết của thời đại 4.0 khiến ai cũng phát hoảng có lẽ đã nhẹ gánh?!

Không. Câu nói mà tôi nghe nhàm tai những ngày trước Tết hay trong Tết đó là “sợ Tết”. Nhưng rồi ai cũng đón chờ tới giờ bữa cơm tất niên, khoảnh khắc giao thừa, háo hức sớm mùng một đi chúc tụng ông, bà, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác... Đó không phải một thứ nghi lễ rắc rối cần gỡ bỏ. Đó là một phong tục để níu giữ tình yêu thương, gắn kết những cá thể trong một gia đình. Mà gia đình là nơi cho tất cả chúng ta trút bỏ gánh nặng, sẵn sàng dang tay đón nhận chúng ta sau mọi vấp ngã. Một nơi yên bình như vậy đi đâu tìm được?.

Ảnh minh hoạ: Nguồn internet

Tất cả không thể thay thế bằng công nghệ. Chắc chắn là như vậy, chúng ta dần quen với những câu chúc tụng bằng tin nhắn, cuộc gọi, bài đăng trên mạng xã hội. Nhưng rồi sẽ chẳng ai còn nhớ khuân mặt nhau ngoài đời thực. Chính vì thế Tết cổ truyền cần giữ lại, cần được gìn giữ bởi đó không chỉ là lịch sử, Tết cổ truyền còn là một sợi chỉ kết nối tình thân.

Ảnh minh hoạ: Nguồn internet

Với tôi một người trẻ dù có thích dịch chuyển, dù có lối sống hiện đại phóng khoáng đến đâu, gặp gỡ bao nhiêu người bạn trên thế giới, bất kỳ ai hỏi về điều gì khiến tôi tự hào về văn hoá Việt. Tôi chưa từng ngần ngại kể về cái Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có giá trị lịnh sử nghìn năm.