19/01/2025 | 09:22 GMT+7, Hà Nội

Hơn 115.000 hộ sinh được đào tạo việc làm nhân Ngày Quốc tế Hộ sinh 5/5/2019

Cập nhật lúc: 06/05/2019, 06:00

Mới đây Tiến sĩ Natalia Kanem, Giám đốc điều hành Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) công bố sẽ có hơn 115.000 hộ sinh được đào tạo làm việc tại các địa phương nhân Ngày Quốc tế Hộ sinh 5/5/2019.

 Thống kê hàng năm có hàng triệu phụ nữ và trẻ sơ sinh bị chết do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó, vai trò hộ sinh cần được ưu tiên quan tâm để giảm thiểu những biến chứng, bệnh tật trước – trong – sau khi sinh Ngành hộ sinh đang được ít chú trọng tại Việt Nam. Ảnh minh họa Ngành hộ sinh đang được ít chú trọng tại Việt Nam. Ảnh minh họa

 

Mới đây Tiến sĩ Natalia Kanem, Giám đốc điều hành Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) công bố sẽ có hơn 115.000 hộ sinh được đào tạo làm việc  tại các địa phương nhân Ngày Quốc tế Hộ sinh 5/5/2019

Một dẫn chứng đau lòng là trong năm 2015 đã có khoảng 30.000 phụ nữ và khoảng 2,7 triệu trẻ sơ sinh đã chết với nhiều nguyên nhân khác nhau do công tác hộ sinh chưa được chú trọng tại các bệnh viện. Hầu hết các trường hợp đã tử vong vì các biến chứng và bệnh tật hoàn toàn có thể được ngăn ngừa bằng cách chăm sóc trước sinh, lúc sinh và sau sinh đúng cách. Theo đó, để hạn chế tình trạng này, hộ sinh là phải có kỹ năng thành thạo trong việc phòng ngừa các biến chứng của thai kỳ.

Đồng thời, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã khuyến cáo các bệnh viện, người chăm sóc cho mỗi cuộc sinh phải là những nhân viên y tế đã được đào tạo có kỹ năng về quản lý thai, cuộc sinh và giai đoạn sau sinh. Người chăm sóc phụ nữ sinh nở phải có khả năng nhận ra các biến chứng để cấp cứu kịp thời. Chính hộ sinh là người sẽ cung cấp các dịch vụ chăm sóc này để đảm bảo tốt nhất sức khỏe của cả mẹ và con.

Do đó, vai trò của hộ sinh vô cùng quan trọng trong các bệnh viện phụ sản ở các nước. Hộ sinh được coi là người cứu mạng sống gần như bác sĩ. Vì vậy, hộ sinh phải được đào tạo tốt thì có thể giúp ngăn chặn khoảng 2/3 số ca tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Hộ sinh có thể cung cấp 87% các dịch vụ sức khỏe tình dục, sinh sản, bà mẹ và chăm sóc sơ sinh thiết yếu.

Tuy nhiên, theo thống kê chỉ có 42% hộ sinh có kỹ năng làm việc ở 73 quốc gia nơi có hơn 90% tất cả các trường hợp tử vong mẹ và sơ sinh và thai chết lưu.

Ngoài ra, người hộ sinh còn cung cấp dịch vụ tư vấn và kế hoạch hóa gia đình. Họ có thể thực hiện sàng lọc ung thư vú và ung thư cổ tử cung và cũng có thể giúp triển khai gói dịch vụ ban đầu tối thiểu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Không chỉ vậy, nữ hộ sinh cũng có thể tham gia nhiều công tác khác như việc nâng cao quyền của phụ nữ bằng cách cung cấp thông tin và tư vấn, họ có thể giúp ngăn ngừa các hủ tục đối với trẻ em nữ tại một số vùng trên thế giới; cung cấp hỗ trợ và trợ giúp cho những người sống sót sau bạo lực giới tính; có thể cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên, những người thường bị từ chối tiếp cận vào các dịch vụ này với chi phí cao cho sức khỏe và quyền lợi của họ.

Sắp tới đây, UNFPA, Tổ chức Y tế Thế giới, UNICEF và Liên minh Hộ sinh Quốc tế sẽ sớm ra mắt một Báo cáo mới về tăng cường chất lượng hộ sinh cho Bảo hiểm Y tế Toàn cầu 2030. Báo cáo cung cấp bằng chứng thuyết phục để khẳng định rằng đầu tư vào đào tạo, hỗ trợ và đưa hộ sinh vào làm việc tại cộng đồng có thể đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho phụ nữ và trẻ sơ sinh.

Theo đó, Việt Nam cũng cần có kế hoạch đầu tư và chú trọng đến đội ngũ hộ sinh tại các bệnh viện phụ sản để có thể giảm tối đa trường hợp tử vong cho các phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh bởi những rủi ro không đáng có.