23/11/2024 | 16:42 GMT+7, Hà Nội

Hà Nội: Vườn cây ngũ quả đa màu sắc “độc nhất vô nhị”

Cập nhật lúc: 14/01/2016, 22:35

Điều đặc biệt trong “cây ngũ quả” xuất hiện mỗi dịp Tết Nguyên đán của ông Tỉnh chính là màu sắc của cây. Trong đó, quả bưởi đỏ (loại quả tiến vua) được người mua chú ý nhiều nhất.

Giáp Tết, về thôn Ngọc Trục phường Đại Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội), người ta không khỏi ngỡ ngàng bởi những cánh đồng cam chĩu quả đang ngả vàng. Hay không khí xuân rạng rỡ trên những vườn hoa đào đang đỏ rực từng ngày. 

Nhưng mọi người sẽ cảm thấy ngỡ ngàng hơn khi thăm vườn cây của người nông dân 50 tuổi, tên Nguyễn Văn Tỉnh. Vườn cây này đặc biệt bởi mỗi cây trong vườn có tới 5 loại quả trở lên. 

Ông Tỉnh là một trong số ít những nông dân ở Hà Nội lai ghép thành công thứ cây có tới 5 loại quả trở lên trên cùng một gốc. 

Theo ông Tỉnh, do nhu cầu mua sắm những loại cây cảnh độc, lạ lại càng lên cao mỗi dịp giáp Tết Nguyên Đán. Ai cũng tâm niệm muốn chuẩn bị những thứ tốt đẹp nhất trong nhà để có được một năm mới an vui, hạnh phúc. 

Nắm bắt được nhu cầu của người dân, ông Tỉnh đã mày mò, kiên trì tạo ra thứ “cây độc”. “Ý tưởng lai ghép ra một loại cây có đủ cả 5 loại quả được bà con mình sắp trên mâm ngũ quả ngày Tết đã tôi ấp ủ và bắt tay vào làm từ năm 2008”. 

Trong quá trình “tạo” thành công cây ngũ quả, ông Tỉnh đã nhiều lần thất bại do thiếu kỹ năng. 

“Sau nhiều năm thất bại, tôi đã rút kinh nghiệm và học hỏi thêm những người đi trước. Khoảng 4 năm trở lại đây, hiệu quả mình làm ra mới cao”, ông Tỉnh vui vẻ chia sẻ. 

Nói về thị trường cây cảnh chơi Tết năm nay, ông Tỉnh cho biết, giá cả những "cây ngũ quả" trong vườn của ông không có nhiều biến động so với năm trước. Một cây trung bình cũng rơi vào khoảng 3-7 triệu đồng. Đối với những cây đẹp, giá của nó cũng phải đến 10 triệu đồng. 

Vườn

Vườn "cây ngũ quả" của ông Tỉnh đang bước vào mùa thu hoạch.

Sự khác biệt trong

Sự khác biệt trong "cây ngũ quả" của người nông dân Hà thành này là màu sắc từ những cây.

Làm nên điều đặc biệt cho

Làm nên điều đặc biệt cho "cây ngũ quả" chính là việc lai ghép thành công loại quả bưởi đỏ. 

Trên

Trên "cây ngũ quả" luôn phải có 5 loại gồm bưởi, cam, quýt, phật thủ, quất mới đảm bảo độ thẩm mỹ tối thiểu cho cây.

heo anh Tỉnh, gốc được chọn phải là bưởi diễn vì có tính chống chịu cao, sinh trưởng tốt nên việc lựa chọn các giống quả khác để ghép.

Theo anh Tỉnh, gốc được chọn phải là bưởi diễn vì có tính chống chịu cao, sinh trưởng tốt nên việc lựa chọn các giống quả khác để ghép.

Quả phật thủ được ông Tỉnh ghép trong

Quả phật thủ được ông Tỉnh ghép trong "cây ngũ quả". 

Giống bưởi đỏ (bưởi luận văn) vốn có nguồn gốc và được trông nhiều tại Thọ Xuân, Thanh Hóa. Trước đây còn là thứ quả “tiến vua” bởi hương vị thơm ngon, mát dịu đặc trưng vốn có. Tất cả các bộ phận từ vỏ, cùi cho tới ruột đều đỏ như gấc khi chín. Ăn vào có vị ngọt mát, hơi he mà bất cứ ai cũng nên thử một lần.

Giống bưởi đỏ (bưởi luận văn) vốn có nguồn gốc và được trông nhiều tại Thọ Xuân, Thanh Hóa. Trước đây còn là thứ quả “tiến vua” bởi hương vị thơm ngon, mát dịu đặc trưng vốn có. Tất cả các bộ phận từ vỏ, cùi cho tới ruột đều đỏ như gấc khi chín. Ăn vào có vị ngọt mát, hơi he mà bất cứ ai cũng nên thử một lần.

Bên cạnh việc phải chọn những loại quả cùng họ với bưởi và có thời gian sinh trưởng tương tự nhau như: cam, quýt, quất, phật thủ, chanh… Thì việc lựa chọn thời điểm ghép cũng rất quan trọng.  

 Đối với những cây có đủ cả quả, hoa, mầm, chồi thì giá trị càng cao. 

Vào thời điểm này, vườn cây với khoảng vài trăm gốc cây ngũ quả của ông Tỉnh đang trĩu quả với đủ màu sắc bắt mắt. 
 

Những "cây ngũ quả" của ông Tỉnh đang bước vào vụ thu hoạch. Để có được những cây như thế này, ông phải dày công chăm sóc từ 3 năm trở lên. 

 Theo ông Tỉnh, những người sành chơi cây cực kỳ thích những cây có dáng đẹp và đủ các bộ phận như trên. Khi đã thích thì việc chi cả hơn chục triệu chơi cây theo anh Tỉnh cũng là điều bình thường.

 Nhờ thành công trong việc "phù phép" cho cây bưởi, nhiều năm nay kinh tế của gia đình ông không ngừng lớn mạnh. 

Nhiều người trong làng hay gọi ông Tỉnh là "đại gia cây cảnh".