18/01/2025 | 20:11 GMT+7, Hà Nội

Hà Nội sẽ áp dụng công nghệ Nano của Đức để có nước sạch như châu Âu

Cập nhật lúc: 21/07/2016, 16:04

Dù là thủ đô trung tâm của cả nước, nhưng Hà Nội lại luôn thiếu nước sinh hoạt cho người dân.

Dù là thủ đô trung tâm của cả nước, nhưng Hà Nội lại luôn thiếu nước sinh hoạt cho người dân. Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, thì mùa hè năm nay, Hà Nội có thể thiếu 60.000m3 nước sạch mỗi ngày

Mặt khác Vinaconex chưa thực hiện được tuyến đường ống dẫn nước sạch sông Đà số 2, nên Hà Nội luôn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt là mùa hè.

Dự án nước sạch chuẩn châu Âu với công nghệ nano của Đức

Đức dùng máy TBM (máy khiêng đào) để đào ngầm trong lòng đất mà không phải phá dỡ công trình hiện hữu bên trên.

Đức dùng máy TBM (máy khiêng đào) để đào ngầm trong lòng đất mà không phải phá dỡ công trình hiện hữu bên trên.

Ngoài công nghệ nano, người Đức còn dùng máy TBM (máy khiêng đào) để đào ngầm trong lòng đất mà không phải phá dỡ công trình hiện hữu bên trên.

Tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐND TP khóa 15, nhiệm kỳ 2016 – 2021 tại UBND quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch TP là ông Nguyễn Đức Chung phát biểu rằng: “1 – 2 tháng nữa chúng ta sẽ triển khai mô hình tư nhân hóa các đường cấp nước sạch và sẽ thuê lại, trả dần trong vòng 20-30 năm. Cách làm tư nhân này sẽ rẻ hơn rất nhiều so với Công ty Viwasupco đã đầu tư”.

Cũng theo thông tin từ buổi tiếp xúc cử tri này, Hà Nội sẽ đầu tư toàn bộ hệ thống tuyến  nước cũng như công nghệ làm nước, nhà cung cấp nước sạch cho người dân uống được ngay theo tiêu chuẩn châu Âu.

Ông Chung cho biết đã ký kết với Đức về công nghệ nano, đây là loại công nghệ được sử dụng ở 50 nước trên thế giới.

Nếu một nhà máy nước công suất 30.000m3 nước/ngày đêm phải sử dụng đến 2 ha mặt đất thì với công nghệ mới nhà máy xử lý nước đó chỉ cần sử dụng 500m2 đất.

cong nghe nano

Toàn bộ hạ tầng từ đường ống chính vào cung cấp cho người dân sẽ xã hội hóa và hiện đã có 35 công ty đăng ký.

Công nghệ này đã được thí điểm ở những nơi có nguồn nước ô nhiễm, ông Chung cho biết: “5 tháng vừa qua TP đã lắp 5 trạm thí điểm ở Phú Xuyên có nước mạch khác nhau, đó là 5 điểm nước xấu nhất trong TP vì nước nhiễm mặn, nhiễm kim loại nặng.

Trước ngày 15/8, TP sẽ công bố dự án này, sau đó sẽ nhân diện rộng để tất cả người dân nông thôn có nước sạch uống được ngay với hạ tầng đã có và công nghệ mới nhất”.

Hệ thống cung cấp nước sạch được quy hoạch theo mạch vòng, mạch kép, để nếu hệ thống này mất nước thì có hệ thống khác đáp ứng ngay. Đồng thời cần đảm bảo 6 tháng sẽ sục rửa đường ống một lần.

Chủ tịch TP cho biết thời gian tới sẽ cho lắp đặt một số đường nước công cộng mà người dân đi đườn có thể dùng uống được ngay.

Ý kiến chuyên gia

Việc xã hội hóa, để người dân tự chọn nhà cung cấp nước sạch ở Hà Nội cũng nhận được sự ủng hộ của các chuyên gia. PGS.TS Nguyễn Như Quý – Nguyên Trưởng Bộ môn Công nghệ Vật liệu Xây dựng, Đại học Xây chia sẻ với Báo Đất Việt rằng:

Đầu tiên việc xã hội hóa cung cấp các dịch vụ tôi hoàn toàn ủng hộ. Đây là cách để người dân có sự lựa chọn nhà cung cấp, giá thành hợp lý, chất lượng đảm bảo, nước Nhật hiện nay họ cũng có 2 – 3 nguồn cung cấp nước sạch khác nhau.

Cần tạo ra một thị trường cạnh tranh về giá cả, chất lượng, công nghệ, cuối cùng đi đến mục tiêu cuối cùng đó là chất lượng như nhau, giá thành rẻ hơn thì sẽ được ưu tiên.

Hiện nay, có lĩnh vực mạng Internet, do có nhiều nhà cung cấp trên thị trường từ VNPT, Viettel, FPT…nên khách hàng có quyền lựa chọn mạng lưới mình thấy phù hợp về giá thành, ổn định về chất lượng, như vậy người sử dụng có lợi nhất.

Từ trước đến nay, cung cấp nước sạch, điện lưới đều có tình trạng độc quyền, chỉ có một nhà phân phối, nên người dân không có quyền lựa chọn. Vì thế, việc xã hội hóa bằng các nguồn vốn tư nhân tôi hoàn toàn đồng tình”.

Với công nghệ nano ông Qúy cho rằng: “Công nghệ nano để lọc nước thì hiện nay cũng được sử dụng phổ biến, việc cấp nước cho người dân dùng vòi nước công cộng cũng không phải công nghệ hiện đại, các nước đang phát triển như Ấn Độ, Liên Xô họ có mấy chục năm nay.

Trước đây, khi tôi ở bên Nga cách đây 40 năm cũng đã có vòi nước công cộng, ở Mỹ cũng vậy”.

Nhiều chuyên gia cũng nhận định rằng, Nước Sông Đà đã đảm bảo đúng tiêu chuẩn nước sạch, thế nhưng hệ thống đường ống lại không đảm bảo. Vì thế nên rất khó làm theo tiêu chuẩn châu Âu, vì dù có công nghệ tốt, nhưng đường ống bẩn thì cũng không đảm bảo người dân sẽ có nước sạch

Báo Đất Việt dẫn ý kiến GS.TSKH Trần Hữu Uyển – nguyên Viện trưởng Viện Cấp thoát nước Việt Nam: hệ thống cấp nước đô thị yêu cầu phải có mạch vòng để đảm bảo cấp nước cho an toàn, yêu cầu áp lực trong các khu phố, tối thiểu phải được 10m, nhưng hiện nay, chúng ta cũng khó đáp ứng.

Vấn đề đặt ra hiện nay, đó là đảm bảo được cả chất lượng của đường ống dẫn nước, thì khi đó, nâng cao chất lượng công nghệ lọc nước mới có ý nghĩa, đem được nước sạch tiêu chuẩn châu Âu đến người tiêu dùng.

Hiện nay, vật liệu đường ống dẫn nước tốt nhất là nhựa HDPE, nhưng giá thành cao, nếu muốn có chất lượng nước đảm bảo thì phải thay đổi đường ống từ trên đầu nguồn cho đến từng trạm phân phối nước cho các hộ dân.

Cuối cùng ông Uyển cho rằng: “Chúng ta phải mời các chuyên gia về ngành nước, kinh tế, phân tích, đánh giá, góp ý để thực hiện dự án có hiệu quả, tránh việc công nghệ lọc thì tốt, nhưng đường ống dẫn nước lại kém chất lượng, khiến cho nguồn nước không đảm bảo”.