24/11/2024 | 09:18 GMT+7, Hà Nội

Gọi xe công nghệ: Kẻ tiên phong mở đường nào cũng vấp phải kháng cự

Cập nhật lúc: 19/09/2018, 08:45

Để việc di chuyển tiện lợi và thoải mái như hiện nay, không thể kể công những kẻ tiên phong trong lĩnh vực gọi xe công nghệ, đã khai phá và dọn đường cho một thị trường gọi xe trực tuyến vô cùng sôi động ngày nay.

Cái giá của kẻ tiên phong

Khi lĩnh vực gọi xe công nghệ đang sôi động hơn bao giờ hết, có bao giờ bạn nghĩ đến những ngày, chỉ cách đây khoảng 4-5 năm, bạn phải đội mưa nắng ra đường vẫy một chiếc taxi hay lùng sục cho được một bác xe ôm đến những nơi cần đến.

Rồi sau đó, việc di chuyển cũng chẳng hề nhẹ nhàng và thoải mái nếu như không trả giá được hợp lý hay thậm chí “thấp tha thấp thỏm” nếu như chẳng may đón phải một chiếc “taxi dù”, xe ôm hét giá.

Nhớ lại công cuộc tiên phong của những “ông lớn” gọi xe công nghệ, đã rất vất vả để việc gọi xe trực tuyến có thể ghi dấu ấn và trở thành thói quen trong lòng người dùng như thế nào.

Cuộc “chinh phạt” của những hãng gọi xe trực tuyến như Uber ở các nước châu Âu và Grab ở các nước châu Á không hề bằng phẳng mà luôn trải qua chông gai khi họ bị kèn cựa, khinh rẻ hay thậm chí là đe dọa từ những taxi, xe ôm truyền thống.

Đó là những cuộc bạo động chống Uber diễn ra trên mọi mặt trận, rồi những lời cay nghiệt lên án cho rằng Grab, Uber làm phá vỡ quy hoạch giao thông, gây kẹt xe ở Việt Nam cho đến hàng trăm xe ôm công nghệ bị xe ôm truyền thống hành hung; cho đến công cuộc “cách mạng” cho những tài xế chưa hề tiếp xúc với công nghệ và điện thoại thông minh.

Phải mất đến 2 năm thì Grab mới có thể “thu phục” được cánh tài xế, làm thay đổi suy nghĩ và cách nhìn của họ về gọi xe công nghệ. Đúng quả thật không ngoa khi nói rằng, những kẻ tiên phong như Grab, Uber đã thực sự mang đến nhiều cơ hội hơn cho những người nhàn rỗi và đem lại thu nhập ổn định trong thời đại người người thiếu việc làm.

Mở đường cho kẻ đến sau

Những kẻ đến sau vốn dĩ đã phải cảm ơn Grab, Uber khi họ đã dọn đường sạch sẽ, “khai phá” mảnh đất hoang trở thành một mảnh đất có thể phát triển kinh doanh màu mỡ.

Sau khi mua lại Uber, Grab cũng không còn dành thế độc tôn trên thị trường gọi xe trực tuyến, rất nhiều hãng mới đã xuất hiện, như Aber, Vato, FastGo, Mai Linh và mới đây nhất là Go-Việt.

Thế nhưng dường như, trong cuộc chiến khốc liệt giành miếng bánh thị phần thì chỉ có hai tay đua là Grab và Go-Việt.

Go-Việt khi mới ra đời đã nhanh chóng triển khai các gói khuyến mãi “sốc” như 1.000 đồng, 5.000 đồng rồi đến 9.000 đồng.

Đối mặt với chiến dịch này, Grab lại cao tay hơn tuy chỉ là khuyến mãi nhẹ nhàng, giảm 50%/2 chuyến cho khách hàng lần đầu dùng dịch vụ ở Hà Nội, TPHCM, Biên Hòa, Bình Dương.

Đồng thời, Grab cũng triển khai khuyến mãi lớn ở các tỉnh thành như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh… với mức giảm lên tới 25.000 đồng/chuyến cho 10 chuyến GrabBike.

Chỉ tính đối với GrabBike, hiện đã có khoảng 150.000 tài xế trong khi đó Go-Việt mới chỉ lác đác vài quận nội thành với 25.000 tài xế.

Do thị trường còn hạn hẹp nên hiển nhiên Grab vẫn dành ưu thế hơn trong việc nhanh, tiện và lợi hơn cho người dùng.

Do vậy, để đuổi kịp Grab – bậc tiền bối đã có mặt tại thị trường gọi xe công nghệ Việt hơn 4 năm thì các hãng khác sẽ phải tăng hết tốc lực mới mong thành công.