Go-Viet và Grab "so găng" tung chiêu khuyến mãi
Cập nhật lúc: 31/08/2018, 11:19
Cập nhật lúc: 31/08/2018, 11:19
Có vẻ như thị trường gọi xe công nghệ đang hot hơn bao giờ hết khi liên tiếp rất nhiều hãng “xế công nghệ” đang nhập cuộc vào thị trường Việt Nam.
Go-Viet là hang vừa ra mắt đầu tháng 8 nhưng đã có tham vọng mở rộng thị trường gọi xe công nghệ. Hãng này liên tiếp tung ra các chương trình đồng giá 5.000 đồng, rồi lại tăng lên 9.000 đồng (cho quãng đường dưới 8km).
Trong khi đó, Grab dù đã nổi đình nổi đám và được rất nhiều người Việt yêu thích, suốt những năm vừa qua liên tục có những chương trình khuyến mãi lớn dành cho khách hàng, vẫn liên tục cập nhật các chương trình khuyến mãi. Đặc biệt trong thời điểm hiện tại, Grab đưa ra chương trình siêu khuyến mãi dành cho khách hàng với 4.000 đồng/chuyến cho Grabbike.
Không chỉ cạnh tranh khốc liệt bằng các chương trình khuyến mãi cho khách hàng, hai hãng xe ôm công nghệ này cũng tung ra nhiều ưu đãi cho các tài xế.
Theo đó, mức thưởng của cả Go-Viet và Grab đều tăng mạnh lên đến 300.000 đồng/ngày nếu tài xế chạy được nhiều cuốc xe, và thời gian áp dụng cũng giống nhau, ngày 27/8.
Cụ thể, áp dụng chương trình cổ vũ tài xế, Grab cũng đưa ra các mốc 9-13-16 điểm tương ứng 75.000-165.000-220.000 đồng. Sau đó, Grab nâng chương trình tích điểm thưởng lên một cấp cao hơn, tương ứng 10-14-18 điểm là số tiền 110.000-150.000-300.000 đồng.
Còn đối với Go-Viet, ngay từ ngày mới gia nhập, chương trình tích điểm thưởng nằm ở các mốc 5-9-13 điểm tương ứng số tiền 50.000-120.000-220.000 đồng, nay được hãng thay đổi thành các mốc 10-18-28 điểm tương ứng 80.000-180.000-300.000 đồng.
Tài xế muốn nhận được chính sách thưởng sẽ phải có tỷ lệ nhận chuyến trên 90% và điểm khách hàng đánh giá gần như tuyệt đối. Vì quy định này mà tài xế của Grab phải luôn trong tình trạng hoàn thiện mình, mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Tuy chỉ qua vài ngày thử nghiệm dịch vụ “xe ôm công nghệ” và “giao nhận hàng”, nhưng trong bài trả lời phỏng vấn Reuters giữa tháng 8, CEO Go-Jek Naidem Makarim khẳng định thị phần nằm trong tay Go-Viet đã lên tới 15% tại thị trường TP.HCM. Tuyên bố này thể hiện sự tự tin của Go-Việt ở thị trường mới.
Thế nhưng, quả thật mức độ đáng tin cậy của con số này vẫn còn cần phải chờ chiến lược kinh doanh, khả năng đầu tư và cam kết lâu dài của doanh nghiệp này ở Việt Nam như thế nào?
Go-Viet cũng hé lộ kế hoạch vươn ra thị trường Hà Nội trong tháng 9 tới nhưng vẫn chưa có một thông tin cụ thể nào đến khách hàng và các tài xế.
Trong khi đó, để khẳng định tiềm lực và sức bền của mình tại thị trường Việt Nam, Grab đã triển khai loạt chương trình khuyến mãi cho người dùng, chưa kể đến ưu đãi hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và chương trình đổi điểm trừ tiền vào cuốc xe, đổi điểm lấy voucher mua hàng giá trị,…Bên cạnh đó, Grab tiếp tục mở thêm các dịch vụ như giao đồ ăn GrabFood ngoài các dịch vụ Grab giao hàng, Grabpay. Chiến lược Grab hướng tới trở thành “siêu ứng dụng” theo chân các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới khác là điều đáng kỳ vọng.
Go-Viet cũng hé lộ kế hoạch vươn ra thị trường Hà Nội trong tháng 9 tới nhưng vẫn chưa có một thông tin cụ thể nào đến khách hàng và các tài xế.
Còn tại TP.HCM, đã xuất hiện màu đỏ của Go-Viet, nhưng chưa nhiều nên khách hàng dù thử dùng dịch vụ vì được khuyến mãi tốt nhưng phải chờ rất lâu do lượng tài xế còn ít và hãng phát cuốc xe xa. Chính vì thế, có nhiều cuốc xe bị hủy, vì thế họ lại tìm đến với Grab. Chỉ đứng vài phút ở góc đường, sẽ thấy tài xế Grab đến và đi rất nhanh chóng, thuận tiện.
Có thể thấy, cuộc đua của ông lớn công nghệ như Grab và Go-Viet đang ngày càng gay cấn. Hãng này vừa ra chương trình ưu đãi thì hãng kia cũng ngay lập tức có những động thái tương tự, thậm chí hấp dẫn hơn.
Trong khi người mới Go-Viet tung nhiều chiêu để “làm quen”, thu hút khách hàng và tài xế mới đầu quân thì “gã khổng lồ” Grab ngoài việc gia tăng thêm khách hàng mới còn tạo ra thêm rất nhiều lợi ích cho cả tài xế lẫn khách hàng trung thành của mình.
09:00, 30/08/2018
13:03, 16/10/2017
19:00, 29/08/2017
13:18, 24/04/2017