21/11/2024 | 19:42 GMT+7, Hà Nội

Giống nhãn tím đắt đỏ có gì khác biệt so với nhãn lồng?

Cập nhật lúc: 20/07/2017, 09:00

Giống nhãn tím đẹp và lạ mắt được nhiều người tiêu dùng tìm kiếm có thớ dày, thơm và ngọt hơn giống nhãn long. Chính vì thế nó được bán giá cao gấp 5-6 lần nhãn bình thường.

Vài năm trở lại đây, giống trái cây độc đáo là nhãn tím ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) trở nên hot và được tiêu thụ mạnh. Giá cả của nó thậm chí lên đến tiền triệu theo cân. Vậy so với nhãn lồng nó có gì khác?

Giống nhãn tím đươc nhân rộng bởi ông Trần Văn Huy – Chủ vườn cây trái tại Sóc Trăng. Việc phát hiện giống nhãn lạ này là một tình cờ. Một cây nhãn trong vườn tự dưng đâm ra nhánh lạ, ra hoa tím và kết trái tím.

Từ nhánh cây đột biến gen này, ông đã chiết cành trồng thử và nó phát triển bình thường như bao cây nhãn khác.

Nhãn tím có màu khá bắt mắt. Ảnh: internet.

Nhãn tím có màu khá bắt mắt. Ảnh: Internet.

Giá cả

Giá của một cân nhãn lồng Hưng Yên đúng mùa dao động chỉ từ 50-60 ngàn đồng/kg. Trong khi đó, nhãn tím có giá lên đến 1 triệu đồng/kg thời điểm mới xuất hiện trên thị trường. Khi hạ nhiệt nó vẫn có giá vài trăm ngàn/kg. Nếu mua tại vườn ở cù lao Phong Nẫm (Sóc Trăng), thì rẻ nhất là100.000 đồng/kg.

Quá trình sinh trưởng

Theo các chủ vườn nhãn tại ĐBSCL thì nhãn tím cho mùa vụ rất sai quả. Nó cũng có quá trình sinh trưởng phát triển tương tự như giống nhãn lồng bình thường.

Việc chăm sóc và ươm mầm cũng tương tự. Tuy nhiên, có thể do màu sắc đẹp mắt, cộng thêm vẫn chưa nhiều nông dân mạnh dạn trồng nhãn này khiến cho nó được đội giá lên cao.

Chất lượng

Nhãn tím to hơn nhãn long. Ảnh: Internet.

Nhãn tím to hơn nhãn long. Ảnh: Internet.

Hầu hết những chủ vườn nhãn và người tiêu dùng đã được thử qua nhãn tím đều cho rằng, loại quả đặc biệt này cho trái to hơn, cùi dầy hơn và có mùi thơm hơn hẳn. Do đó mà nó được ưa chuộng và nhớ mãi nếu một lần ăn thử.

Vì sao nó không xuất hiện nhiều trên thị trường

Dù đã xuất hiện hơn 10 năm nay nhưng hiện tại vẫn ít người biết đến giống nhãn này do việc nhân giống chỉ có hiệu quả đối với hình thức chiết cành. Trong khi nhãn long, có thể nhân giống nhờ dùng hạt.

Nhiều người lấy hạt nhãn tím để nhân giống nhưng đều thất bại. Lúc đầu, hạt nảy mầm, có được vài lá rồi cũng héo rũ. Có cây không héo nhưng thân, cành, lá mọc ra xanh um, không còn là nhãn tím nữa.