Giá vé xe doanh nghiệp vận tải “nhảy múa”, vé tàu bình ổn
Cập nhật lúc: 21/01/2020, 10:55
Cập nhật lúc: 21/01/2020, 10:55
Vào những ngày cận tết nhu cầu đi lại của người dân ra bến xe, nhà ga để bắt xe mua vé về quê càng đông, dòng người chen chúc, đổ xô đi mua vé để về quê đoàn tụ với gia đình.
Rất nhiều các doanh nghiệp vận tải xe khách đã đồng loạt tăng giá vé lên cao từ 30% - 50%. Thậm chí vào những lúc cao điểm, vé đã tăng lên đến 100% nhưng nhiều hành khách vẫn ngậm mùi móc ví tiền mua vé cho kịp chuyến.
Khảo sát qua các bến xe Giáp Bát, bến xe Mỹ Đình, bến xe Nước Ngầm..., cho thấy, không ít doanh nghiệp vận tải tư nhân đã đồng loạt tăng giá vé vào những ngày này.
Hơn nữa, tình trạng nhồi nhét khách của nhiều xe vẫn tiếp tục diễn ra. Nhiều nhà xe đã bất chấp luật lệ an toàn giao thông và chở quá số người quy định, bắt hành khách người đứng người ngồi chen chúc. Khi hành khách có ý phản đối thì nhà xe có thể sẽ mời khách xuống hoặc viện lý do: “Mong hành khách thông cảm, Tết nhất ai cũng muốn về quê’ hoặc với lý do khó chấp nhận hơn là bao ngày phải chạy xe không, chỉ được vài ngày để kiếm lại vốn".
Nhiều hành khách phải chịu cảnh ngồi đứng chen nhau trên xe khách mặc dù đã phải bỏ số tiền khá nhiều để mua vé.
Tại bến xe Giáp Bát, nhiều người vô cùng sốc trước sự “nhảy múa” của nhiều nhà xe khi đưa giá vé xe lên cao. Nhiều nhà xe chở khách từ Giáp Bát (Hà Nội) về Thanh Hóa đồng loạt tăng giá vé 50 - 60% và có lúc lên đến 100%. Trước quầy bán vé đều có bảng niêm yết giá vé tăng từ 14 - 24/1 (từ 20 đến 30 tháng Chạp).
Ghi nhận tại đây, PV được nhà xe Ngọc Sơn cho biết, (tuyến Giáp Bát – Thọ Xuân) từ 140.000 đồng lên 200.000 đồng. Nhà xe Hoàng Phương (Giáp Bát – Ngọc Lặc, Cẩm Thủy) tăng từ 110.000 đồng lên 160.000 đồng; nhà xe Hương Sơn (tuyến Giáp Bát đi Tây Thanh Hóa) tăng từ 100.000 đồng lên 150.000 đồng… Không những vậy, vào thời điểm hiện tại, nhà xe chỉ bán vé xe cả tuyến, nếu hành khách đi nửa tuyến hay ít hơn thì cũng phải chịu chi phí của cả tuyến chứ không bán vé theo chặng như thông thường.
Trước sự bức xúc của nhiều hành khách, đại diện lãnh đạo Bến xe Giáp Bát cho biết, dịp Tết năm nay có 14 doanh nghiệp bắt đầu tăng giá vé từ 30 - 60% từ ngày 14 - 24/1.
“Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ở bến làm thủ tục trình Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính phê duyệt việc tăng giá vé này. Còn đơn vị chúng tôi chỉ có quyền giám sát, kiểm tra và từ chối phục vụ nhà xe nếu xảy vi phạm như tăng giá quá quy định”, đại diện Bến xe Giáp Bát nói.
Vào những ngày Tết từ sáng sớm cho đến tối muộn tại các bến xe vẫn rất đông đúc.
Ngoài ra, một số tuyến khác như về Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình… thì giá vé chỉ tăng nhẹ, không tăng cao như xe về Thanh Hóa.
Đại diện bến xe Nước Ngầm cho biết, về công tác quản lý giá vé xe khách đến thời điểm hiện tại, đơn vị xử lý 15 trường hợp nhà xe tự ý tăng giá vé. Bên cạnh đó, có 48 doanh nghiệp có phương án tăng giá vé khách phụ thu Tết âm lịch 2020 với mức tăng 13 - 60% trước và sau Tết.
Bên cạnh sự “nhảy múa” của giá xe khách thì giá vé tuyến đường sắt lại bình ổn. Việc chênh lệch vài phần trăm đối với giá thành ở từng khoang hoặc theo thời gian chứ không phải đồng loạt toàn bộ vé.
Hành khách có thể mua vé online hoặc trực tiếp đến ga để mua vé tại quầy và tham khảo thông tin tàu Tết
Khách hàng có thể kiểm tra thông tin tàu và thông tin giờ, giá vé tàu thông qua quầy điện tử
Đối với tuyến đường sắt, khách hàng có thể mua vé online thông qua trang web hoặc có thể đến trực tiếp các ga trên địa bàn và giá của mỗi tuyến sẽ được công bố công khai trên máy tính được đặt ở mỗi nhà ga để khách hàng có thể tìm hiểu và lựa chọn.
08:00, 22/01/2020
14:30, 21/01/2020
07:20, 16/01/2020