19/01/2025 | 13:19 GMT+7, Hà Nội

EPS nhóm ngân hàng và bất động sản khả năng sẽ giảm tốc mạnh

Cập nhật lúc: 16/12/2018, 23:31

Tăng trưởng lợi nhuận trên cổ phần (EPS) của các công ty phát triển bất động sản khả năng giảm từ hơn 100% trong năm 2018 xuống còn 17% trong năm 2019. Do các hoạt động trên thị trường này bắt đầu giảm sau nhiều năm tăng mạnh.

Vì sao tăng trưởng EPS nhóm cổ phiếu bất động sản và ngân hàng sàn giảm tốc trong năm 2018?

Tăng trưởng lợi nhuận trên cổ phần (EPS) của các cổ phiếu khả năng sẽ sẽ giảm từ 25% trong năm 2018 xuống còn 12 – 13% trong năm 2019. Giới phân tích cho rằng, tăng trưởng EPS năm 2018 được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố nằm ngoài dự kiến, nếu không tăng trưởng EPS 2018 chỉ là 15%.

Dưới góc nhìn của quỹ ngoại VinaCapital, những yếu tố hiếm hoi chỉ xuất hiện trong năm 2018 đó là hàng loạt công ty trên sàn tăng trưởng tốt và lợi nhuận vượt kỳ vọng.

Đơn cử như nhóm ngân hàng trong lĩnh vực ngân hàng. Lợi nhuận của nhóm này năm nay được ghi nhận tốt nhờ thanh toán trả trước từ các công ty bảo hiểm quốc tế cho ngân hàng trong nước, đổi lấy việc các ngân hàng đó tham gia những thỏa thuận bảo hiểm ngân hàng để bán sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của họ.

Ngoài ra, lợi suất trái phiếu quý I giảm khoảng 100 – 150 điểm cơ bản, tạo lợi nhuận vượt mức tại những ngân hàng chuyên về giao dịch trái phiếu. Lợi nhuận từ thoái vốn trong đầu tư vốn tại công ty con cũng là một yếu tố.

Năm 2019, khả năng nhóm ngân hàng sẽ không đạt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận như năm 2018 khi các yếu tố trên không xuất hiện. Thứ nữa, tăng trưởng lợi nhuận năm 2019 giảm là tăng trưởng nợ toàn hệ thống có thể giảm từ 16% trong năm nay xuống còn 14%, khiến tăng trưởng EPS lõi lĩnh vực ngân hàng giảm 4%. Các cổ phiếu ngân hàng chiếm khoảng 1/4 tổng vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cùng với nhóm tăng trưởng lợi nhuận của các công ty phát triển bất động sản Việt Nam giảm từ hơn 100% trong năm nay xuống còn 17% trong năm 2019 do các hoạt động trên thị trường này bắt đầu giảm sau nhiều năm tăng mạnh. Theo thống kê của Savill hay JLL, tổng số dự án nhà ở mới mở bán tại TP.HCM và Hà Nội giai đoạn 2014 – 2017 thường tăng theo chu kỳ: năm sau cao gấp đôi năm trước. Các cổ phiếu bất động sản cũng chiếm khoảng 1/4 tổng vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cổ phiếu BĐS và ngân hàng khả năng năm 2019 sẽ giảm độ hấp dẫn do tác động yếu tố tăng trưởng lợi nhuận.

Cổ phiếubất động sảnvà ngân hàng khả năng năm 2019 sẽ giảm độ hấp dẫn do tác động yếu tố tăng trưởng lợi nhuận. Ảnh Internet

Hai nhóm cổ phiếu chính chiếm tới một nửa vốn hóa trên thị trường giảm kỳ vọng lợi nhuận cũng là nguyên nhân gây ra điều chỉnh gần đây của thị trường chứng khoán.

Tuy vậy, theo giới đầu tư nước ngoài, giá trị thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn hợp lý nếu so với khu vực đang phát triển về tỷ lệ “giá trên lợi nhuận so với tăng trưởng (PEG)”. Tăng trưởng EPS của Việt Nam giảm phù hợp với xu hướng toàn cầu. Kỳ vọng tăng trưởng EPS của Mỹ trong năm 2018 là trên 20% nhưng chỉ còn dưới 10% trong năm 2019.

Ở một diễn biến khác, một số nhà đầu tư dự báo cổ phiếu vốn hóa tầm trung sẽ diễn biến vượt trội trong năm 2019, sau một năm 2018 đầy thách thức với các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Hoạt động kinh doanh cốt lõi của nhiều cổ phiếu vốn hóa tầm trung mang tính phòng vệ bởi những công ty này tập trung vào những khía cạnh quan trọng trong kinh tế thường nhật.

Yếu tố bất lợi với diễn biến giá cổ phiếu vốn hóa tầm trung thường bị ảnh hưởng bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ, chiếm tới 85% khối lượng giao dịch hàng ngày. Những người này thường dựa vào phần ký quỹ (margin), do công ty chứng khoán cung cấp, để tăng sức mua.

Dự báo cho vay ký quỹ sẽ bị hạn chế trong năm 2019 bởi ngân hàng nhà nước Việt Nam muốn giảm tăng trưởng tín dụng và lãi suất tăng.

Thị trường chứng khoán năm 2019 sẽ được tăng nhiều dư vị

Bộ Tài chính đã thảo luận sửa đổi Luật Chứng khoán từ đầu năm. Cơ quan này thông báo sẽ công khai dự thảo các quy định mới vào tháng 4/2019, hoàn tất sửa đổi vào tháng 10/2019 và có hiệu lực từ giữa năm 2020. Hiện, vẫn chưa rõ những nội dung sửa đổi cụ thể nhưng những dự đoán rằng luật mới có thể giải quyết vấn đề giới hạn sở hữu nước ngoài (FOL) tại Việt Nam.

Một số kỳ vọng luật sửa đổi sẽ nâng FOL “mặc định” (với các công ty trong lĩnh vực không bị hạn chế) lên 60% hoặc cao hơn. Các tin đồn liên quan dự thảo sẽ ảnh hưởng đến thị trường trong năm 2019.

Về câu chuyện cổ phần hóa đình trệ, theo đánh giá của một số nhà đầu tư nước ngoài, với tốc độ hiện tại, khả năng cao chưa đến 20% số SOE dự định cổ phần hóa/thoái vốn trong năm 2018 thực sự được tư nhân hóa hoặc bán cổ phần cho nhà đầu tư. Một số nhà đầu tư lo ngại tình trạng định giá cao trong một số đợt chào bán, ở cả lĩnh vực tư nhân cũng như SOE, sẽ cản trở những thương vụ IPO mới, hạn chế lượng hợp đồng hấp dẫn xuất hiện trong năm 2019.

Trong một báo cáo dự báo về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, Vinacapital cho rằng, phát triển hạ tầng có thể thúc đẩy tư nhân hóa.

Việt Nam có nhiều dự án hạ tầng đang trong quá trình xây dựng hoặc mới lên kế hoạch chi tiết như metro ở TP.HCM, sân bay Long Thành, cao tốc Bắc – Nam mới. Tăng trưởng chi tiêu hạ tầng của Việt Nam đã tăng với tốc độ 2 con số kể từ năm 2012.

Nếu Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành công trong điều chỉnh luật đầu tư công để thúc đẩy phát triển hạ tầng và có thể hợp tác với Bộ Giao thông vận tải, chính quyền địa phương, Việt Nam cần huy động vốn để trang trải cho phát triển hạ tầng. Tỷ lệ nợ công trên GDP hiện tại khoảng 61%, cách không xa giới hạn 65%.Tình trạng trên sẽ dẫn đến việc nối lại tư nhân hóa/bán cổ phần Nhà nước trong năm 2019.

Tuy vậy, nhiều tổ chức quốc tế cho rằng, những yếu tố bên ngoài khả năng cao sẽ tác động đến Việt Nam nhiều hơn yếu tố nội tại trong năm 2019. Trong đó chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đồng USD mạnh lên sẽ là hai trong số yếu tố đó.

Ông Lê Đức Khánh – giám đốc chiến lược Công ty chứng khoán Dầu khí (PSI):

Nhìn chung năm 2018 không phải là năm thuận lợi cho TTCK. FED tăng lãi suất 3/4 lần trong năm, đồng USD mạnh lên; cùng với đó lạm phát, tỷ giá biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, dịch chuyển dòng vốn đầu tư và tác động tiêu cực đến TTCK. Cụ thể là VN-Index đã điều chỉnh từ đầu tháng 4 đến nay từ mốc 1.200 điểm về quanh vùng 960 điểm tính đến giai đoạn giữa tháng 12.

Vận động điều chỉnh cùng pha với TTCK, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng được coi là 1 nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn nhất trong số các nhóm ngành quan trọng, cũng có xu hướng điều chỉnh.

Hầu hết các cổ phiếu ngành này vốn hóa lớn như VIC, NVL, DXG, DIG, SCR đều điều chỉnh trồi sụt với biến động rất lớn. Mặt bằng giá nhìn chung không có sự tăng trưởng trong khi năm qua các rất nhiều doanh nghiệp bất động sản báo cáo lãi tốt.

Dù vậy, có thể nói thanh khoản của các cổ phiếu bất động sản đều ở mức cao. Diễn biến này cũng phản ánh được thực trạng trung của của TTCK năm 2018 khi mà thanh khoản gia tăng ở nhiều nhóm cổ phiếu chủ chốt là dầu khí, xây dựng và vật liệu, đặc biệt là ngân hàng.