Du lịch tàu biển: Nghĩ về những nguồn thu lớn bị “đánh rơi”
Cập nhật lúc: 06/08/2019, 06:48
Cập nhật lúc: 06/08/2019, 06:48
Lý do không chỉ vì mức độ xa xỉ của mỗi chuyến “xê dịch” trên biển mà còn bởi nhu cầu mua sắm rất lớn của các du khách. Vậy cách nào để thu hút và thúc đẩy dòng khách này chi tiêu nhiều hơn nữa tại Việt Nam?
Du lịch bằng đường biển trên những du thuyền đẳng cấp, siêu sang từ lâu đã là xu hướng được ưa thích của giới thượng lưu. Sở hữu hơn 3.260km đường bờ biển, nằm ở trung tâm Đông Nam Á, gần với các trung tâm cảng biển phát triển hiện đại như HongKong, Singapore, Thượng Hải…, Việt Nam rất thuận lợi trong việc kết nối hải trình du lịch tàu biển với các khu vực trên thế giới.
Theo báo cáo của Hiệp hội tàu biển quốc tế Cruise Lines, trong năm 2018 có khoảng 28 triệu hành khách chọn tàu biển cho chuyến nghỉ mát của mình. Trong khi đó, tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 500 chuyến tàu biển đưa gần 300.000 lượt khách quốc tế ghé thăm dải đất hình chữ S.
So với các loại hình khác, tỷ trọng khách du lịch bằng tàu biển không lớn. Nhưng theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du lịch tàu biển có giá trị doanh thu cao. Ngoài ra, du khách thường đa quốc tịch và có thu nhập cao, nên tại mỗi điểm đến, sẽ đi tour và mua sắm rất lớn.
Ông Farriek Tawfik, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của hãng du thuyền Princess Cruises lấy ví dụ: “Trong năm 2018, Princess Cruises ước tính vận chuyển hơn 80.000 du khách đến Việt Nam. Chỉ cần mỗi khách mua một chai nước suối giá 2 USD, đó đã là một con số không nhỏ”. Không chỉ có khách dừng chân mua sắm, ngay cả những du thuyền khi cập bến cũng mua thêm thực phẩm và các trang thiết bị cần thiết để tiếp tục hải trình.
Giới chuyên gia đánh giá, miếng bánh ngành du lịch tàu biển luôn có sức hấp dẫn rất lớn, tuy vậy, không phải quốc gia nào cũng có thể khai thác thành công. Tại Việt Nam, cần thẳng thắn nhìn nhận, du lịch tàu biển phát triển chưa xứng tiềm năng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế này, trong đó chủ yếu là do sự yếu kém của hệ thống hạ tầng cảng biển.
Bên cạnh lợi thế sở hữu những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nét đặc sắc của văn hóa con người địa phương, thì các dịch vụ du lịch mà cụ thể là các hoạt động mua sắm, giải trí cũng đang là điểm yếu của du lịch Việt, không chỉ làm giảm sức hút của điểm đến, mà còn bỏ lỡ nguồn thu không nhỏ từ dòng khách ngoại.
Cần những điểm đến tiên phong
Sự yếu kém của hệ thống hạ tầng cảng biển ở Việt Nam có thể thấy rõ khi mãi đến cuối năm 2018 vừa qua, cả nước mới có cảng tàu khách chuyên biệt đầu tiên tại Quảng Ninh. Sự xuất hiện của Cảng tàu khách du lịch quốc tế Hạ Long được kỳ vọng sẽ mở ra trang mới cho du lịch tàu biển Việt Nam, kích cầu “mỏ vàng” lâu nay còn để ngỏ.
Trước khi có cảng chuyên biệt phục vụ khách du lịch, mỗi mùa khách tàu biển (từ tháng 9, 10 kéo dài đến tháng 4 năm sau), Quảng Ninh đón khoảng 100 chuyến tàu biển quốc tế, với khoảng 10 vạn lượt khách. Doanh thu chủ yếu thuộc về các công ty lữ hành là đối tác của các hãng tàu biển thế giới, còn nguồn thu tại chỗ từ chuỗi cung ứng dịch vụ ở các điểm đến như Hạ Long chưa nhiều.
Bước vào mùa du lịch tàu biển năm nay và các năm tới đây, du lịch Hạ Long, Quảng Ninh chờ đợi sự bùng nổ của dòng khách và việc khai thác nguồn thu dồi dào hơn. 6 tháng đầu năm Việt Nam đón 139.164 khách bằng đường tàu biển, riêng qua Cảng Hạ Long đón gần xấp xỉ 40.000 lượt khách, chiếm gần 30%. Bên cạnh Cảng tàu khang trang và hiện đại, hệ sinh thái du lịch tại Bãi Cháy cũng đã được lấp đầy bởi tổ hợp dịch vụ du lịch, các dãy phố mua sắm thời thượng như khu shophouse tại Sun Premier Village Ha Long Bay và Shophouse Europe thuộc dự án Sun Plaza Grand World.
Trong đó, 70% shophouse tại Sun Premier Village Ha Long Bay đã vận hành, cung cấp thêm lượng phòng lưu trú mới cho du lịch Hạ Long, còn Shophouse Europe dự kiến hoàn thiện và đi vào hoạt động từ cuối năm nay để phục vụ du khách và người dân Hạ Long.
Sun Plaza Grand World - Shophouse Europe hiện là dự án được chờ đợi bậc nhất tại Hạ Long. Nằm ngay trên mặt đường huyết mạch Hạ Long với phong cách kiến trúc lấy cảm hứng từ thủ đô Vienna (Áo), dự án sẽ tái hiện một “châu Âu” thu nhỏ tại thành phố di sản với 3 tiểu khu Silkroad, Élysée và L’Opéra. Toàn bộ shophouse tại đây đều sở hữu thiết kế tối ưu cho hoạt động mua sắm và các dịch vụ giải trí, thư giãn, đặc biệt là trải nghiệm văn hóa; hứa hẹn trở thành tổ hợp mua sắm sôi động hấp dẫn ngay bên bờ Vịnh di sản.
Nắm bắt triển vọng đầu tư, cơ hội kinh doanh rộng mở, nhà đầu tư bất động sản phía Bắc cũng đang săn tìm sản phẩm chất lượng để đón đầu sự tăng trưởng toàn diện của du lịch Hạ Long thời gian tới.
00:00, 02/08/2019
06:00, 29/07/2019
06:00, 23/07/2019