19/01/2025 | 19:20 GMT+7, Hà Nội

Điện Biên: Đưa mắc ca thành cây chủ lực

Cập nhật lúc: 24/04/2021, 17:53

Để phát triển cây mắc ca theo hướng tập trung, tỉnh Điện Biên đã phê duyệt chủ trương cho 5 dự án trồng cây mắc ca gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm. Tổng mức đầu tư hơn 4.729 tỷ đồng, quy mô trồng tập trung 17.214

Được biết, đến nay, toàn tỉnh Điện Biên trồng được 3.229 ha. Tổng sản lượng quả tươi đã cho thu hoạch là 79,3 tấn, trong đó năm 2020 là 45,6 tấn. Mục tiêu đến năm 2025, Điện Biên tạo vùng trồng mắc ca tập trung, hiện đại với quy mô 11.000 ha, phấn đấu xây dựng một nhà máy chế biến hạt mắc ca trên địa bàn tỉnh.

Cây mắc ca thành cây chủ lực của tỉnh Điện Biên. Ảnh: H.T
Cây mắc ca thành cây chủ lực của tỉnh Điện Biên. Ảnh: H.T

Theo Hiệp hội mắc ca Việt Nam, dự báo đến năm 2030 tổng nhu cầu sản phẩm hạt mắc ca toàn thế giới sẽ tăng từ 1% lên 5% tổng sản lượng hạt khô, vào khoảng 800.000 tấn. Trong khi đó, sản lượng hạt mắc ca dự báo đến năm 2030 đạt khoảng 400.000 tấn (chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu).

Lợi ích kinh tế từ cây mắc ca là rất lớn. Ảnh TL
Lợi ích kinh tế từ cây mắc ca là rất lớn. Ảnh TL

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Văn Thắng - Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhấn mạnh: "Chúng ta có thể nhìn thấy rõ những lợi ích kinh tế từ cây mắc ca. Thời gian tới Tỉnh Điện Biên cũng sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng kết hợp các biện pháp tiên tiến để làm cho cho cây mắc ca tăng năng suất. Từ đó sẽ đưa mắc ca thành cây chủ lực"

Như vậy, trong hơn 10 năm tới, lượng cung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Ngoài ra, diện tích đất và vùng khí hậu phù hợp trồng mắc ca trên thế giới rất ít, do đó đây là lĩnh vực khó có thể bão hòa.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Điện Biên, qua theo dõi một số diện tích mắc ca đã cho thu hoạch cho thấy cây mắc ca mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn một số loại cây ăn quả phổ biến hiện trồng trên địa bàn tỉnh như dứa, cam, bơ, mận, xoài…

Bên cạnh đó, qua theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây mắc ca trên địa bàn tỉnh cho thấy, nếu có sự đầu tư về kỹ thuật chăm sóc như tưới nước, bón phân và việc lựa chọn giống tốt, phù hợp, sau khoảng 3 - 4 năm trồng, cây sẽ cho bói quả.

Từ năm thứ 6 trở đi, mắc ca có thể cho thu hoạch với sản lượng trung bình khoảng 1.2 tấn/ha, đến năm thứ 10 trở đi, sản lượng cây mắc ca ước tính ổn định khoảng 3 tấn/ha. Với giá bán quả khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg, doanh thu 01 ha mắc ca trung bình từ năm thứ 6 trở đi khoảng 70 triệu đồng/ha, năm thứ 10 trở đi khoảng 150 triệu đồng/ha.

Nguồn: https://congluan.vn/dien-bien-dua-mac-ca-thanh-cay-chu-luc-post129440.html