Dịch vụ phun thuốc muỗi phòng sốt xuất huyết hút khách đầu hè
Cập nhật lúc: 08/05/2020, 06:00
Cập nhật lúc: 08/05/2020, 06:00
Mùa hè là thời điểm bùng phát bệnh sốt xuất huyết (SXH) do khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều muỗi dễ sinh sôi và phát triển. Bệnh thường khởi phát một cách đột ngột với những biểu hiện khá đa dạng và chuyển biến nhanh từ nhẹ sang nặng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo ông Phạm Hùng, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Cục Y tế dự phòng, để phòng chống dịch SXH, việc phun hóa chất diệt muỗi, diệt bọ gậy/lăng quăng hàng ngày, loại bỏ các vật liệu phế thải chứa nước để không cho muỗi sinh sản, mắc màn khi đi ngủ... vẫn là những biện pháp phòng bệnh hiệu quả và lâu dài để kiểm soát ngăn ngừa SXH lây lan. Đây là lý do khiến người tiêu dùng tìm đến các dịch vụ phun thuốc muỗi để làm sạch không gian sống và sinh hoạt hàng ngày.
Tại Hà Nội, nhiều cơ sở, công ty diệt muỗi, khử trùng cho biết mấy ngày nay không chỉ có khách hàng là các trường học, doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp mà nhiều hộ dân cũng tìm đến đăng ký phun xịt muỗi, khử trùng nhà cửa.
Theo ghi nhận của PV, mức giá của các dịch vụ này đối với diện tích < 100m2="" giá="" trọn="" gói="" là="" 400.000="" đồng="" thì="" giờ="" tăng="" lên="" 600.000="" -="" 700.000="" đồng,="" diện="" tích="" 100m2="" -="" 500m2="" tăng="" từ="" 4.000="" đồng="" lên="" 5.500="" đồng="" x="" diện="" tích="" mặt="" sàn="" phun,="" diện="" tích="" trên="" 500m2="" tăng="" từ="" 3.500="" đồng="" -="" 4000="" đồng="" x="" diện="" tích="" mặt="" sàn="">
Nhu cầu tăng đột biến có thể là lý do khiến giá cả dịch vụ này tăng vọt. Theo chị L.M (Hoàng Mai, Hà Nội): "Cách đây một vài tháng, khi hỏi giá dịch vụ phun muỗi cả nhà 4 tầng, phía công ty cung cấp dịch vụ báo giá khoảng 700.000 - 800.000 đồng, thế nhưng, hôm nay hỏi lại, giá đã tăng lên gần 1.200.000 đồng mà nếu không đăng ký sớm thì còn không được nhận lịch bởi lượng người đăng ký tăng cao".
Hàng loạt các cơ sở dịch vụ diệt muỗi "mọc lên như nấm" khi mùa hè đến, nhưng người tiêu dùng cần cẩn trọng lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng, tránh "tiền mất tật mang" bởi nếu hóa chất để diệt côn trùng là các sản phẩm kém chất lượng, sau khi phun thuốc, rất nhiều hộ gia đình bị dị ứng thuốc hoặc suy hô hấp cấp do nồng độ thuốc diệt muỗi trong không khí quá cao. Có người bị ngộ độc vì thức ăn và dụng cụ nấu nướng bị dính thuốc do nhân viên phun thuốc không hướng dẫn che đậy thực phẩm và đồ dùng trước khi phun. Những người bị tim mạch, hen suyễn… thì bệnh trở nên nặng hơn khi tiếp xúc với thuốc.
Người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ nên đề nghị, yêu cầu kiểm tra loại hóa chất sử dụng, có đảm bảo an toàn hay không, có được Bộ Y tế cấp phép sử dụng hay chưa, quy trình phun thuốc... để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Dấu hiệu nhận biết bệnh SXH:
Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, người mệt mỏi, đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ, thường kèm theo đau họng, đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những biểu hiện nổi trội.
Vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, người bệnh có thể còn sốt hoặc giảm sốt và có các biểu hiện xuất huyết. Ngoài ra, một số trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Trước đó, 120 hộ dân tại thôn Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội) bị một phen lo lắng vì trên địa bàn có một bệnh nhân sốt cao lâu ngày không khỏi. Bệnh nhân T.N.K. (38 tuổi, quê quán huyện Hoàng Mai, Nghệ An) có nhiều biểu hiện mắc Covid-19 nhưng sau khi thực hiện các xét nghiệm y tế, kết quả với sốt xuất huyết đã khiến nhiều người "giật mình", bởi chống dịch Covid-19 mà nhiều người "quên mất", mùa hè là thời điểm khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, muỗi dễ sinh sôi, phát triển khiến nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết tăng cao.
Mặc dù giai đoạn từ tháng 3, 4 đến tháng 6 chưa phải là cao điểm của dịch SXH nhưng nguy cơ các ổ dịch luôn hiện hữu và sẽ tăng dần khi mùa mưa đến. Do đó, việc phòng ngừa dịch bệnh phải được quan tâm phòng ngừa sớm ngay từ giai đoạn thấp điểm.
Trước những diễn biến có thể bùng phát lại dịch bệnh SXH vào mùa hè, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, để phòng chống dịch sốt xuất huyết có hiệu quả, nhất thiết phải có vai trò trách nhiệm của giám đốc Trung tâm y tế (TTYT) với tinh thần quyết liệt và làm hết trách nhiệm. Các quận, huyện tổ chức liên ngành đi kiểm tra các công trường xây dựng, chợ, trường học, khu công cộng, khu thuê trọ.
Đây là khoảng thời gian số lượng lớn học sinh, sinh viên tập trung quay lại trường sau một thời gian dài nghỉ học do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tăng cường công tác tập huấn phòng chống sốt xuất huyết trong các trường học cho giáo viên; nâng cao ý thức người dân trong công tác phòng chống, khám chữa bệnh để phát hiện và báo cáo sớm ca bệnh là điều cần thiết.
Hiện nay, bệnh SXH chưa có vắc xin để phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là diệt muỗi, bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để phòng bệnh, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
– Đậy kín hoặc loại bỏ các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
– Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên như chai lọ, mảnh chai, vỏ lốp…
– Thay rửa các dụng cụ chứa nước, thay nước bình hoa thường xuyên.
– Ngủ màn, mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt vào ban ngày.
– Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp. Mọi sự chậm trễ có thể dẫn đến nguy cơ tử vong khi có những biến chứng trầm trọng.
11:00, 21/09/2019
19:00, 04/09/2019
15:20, 22/08/2019