19/01/2025 | 06:17 GMT+7, Hà Nội

Để kinh tế biển trở thành \"hạt nhân\", động lực cho phát triển

Cập nhật lúc: 13/06/2022, 13:30

Để kinh tế biển trở thành "hạt nhân", động lực cho phát triển, Phú Yên cần tạo ra cơ chế chính sách thỏa đáng, điểm tựa để phát triển đặc biệt đối với Khu kinh tế Nam Phú Yên.

Thực hiện Chương trình công tác năm 2022, ngày 11/6, Đoàn Giám sát Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên về chương trình “Giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 Hội nghị Trung ương 8 khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Chủ trì có ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh là chủ trương nhất quán trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, nhất là những năm gần đây, nhiệm vụ phấn đấu để nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu về biển. Phú Yên là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương bày tỏ vui mừng với những kết quả tích cực mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Yên đã đạt được trong việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tuy nhiên, quy mô kinh tế biển còn hạn chế, chưa phát huy tiềm năng lợi thế của kinh tế biển để phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương. Ban Kinh tế Trung ương chọn Phú Yên là địa phương đầu tiên để giám sát việc thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW để cùng nhau thảo luận chỉ ra những mặt làm được, những tồn tại, cùng nhau tháo gỡ khó khăn để Phú Yên khai thác hiệu quả tiềm năng dư địa phát triển kinh tế biển.

Để kinh tế biển trở thành "hạt nhân", động lực cho phát triển, Phú Yên cần tạo ra cơ chế chính sách thỏa đáng, điểm tựa để phát triển đặc biệt đối với Khu kinh tế Nam Phú Yên.

Ngoài ra, tỉnh cần phát huy vài trò con người là chủ thể phát triển kinh tế biển, thu hút đầu tư thêm nguồn lực hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng khác, tăng cường liên kết vùng, khai thác phát triển kinh tế biển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi làm việc
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi làm việc

Thực hiện Chương trình công tác năm 2022, ngày 11/6, Đoàn Giám sát Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên về chương trình “Giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 Hội nghị Trung ương 8 khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Chủ trì có ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh là chủ trương nhất quán trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, nhất là những năm gần đây, nhiệm vụ phấn đấu để nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu về biển. Phú Yên là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương bày tỏ vui mừng với những kết quả tích cực mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Yên đã đạt được trong việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tuy nhiên, quy mô kinh tế biển còn hạn chế, chưa phát huy tiềm năng lợi thế của kinh tế biển để phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương. Ban Kinh tế Trung ương chọn Phú Yên là địa phương đầu tiên để giám sát việc thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW để cùng nhau thảo luận chỉ ra những mặt làm được, những tồn tại, cùng nhau tháo gỡ khó khăn để Phú Yên khai thác hiệu quả tiềm năng dư địa phát triển kinh tế biển.

Để kinh tế biển trở thành "hạt nhân", động lực cho phát triển, Phú Yên cần tạo ra cơ chế chính sách thỏa đáng, điểm tựa để phát triển đặc biệt đối với Khu kinh tế Nam Phú Yên.

Ngoài ra, tỉnh cần phát huy vài trò con người là chủ thể phát triển kinh tế biển, thu hút đầu tư thêm nguồn lực hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng khác, tăng cường liên kết vùng, khai thác phát triển kinh tế biển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

Trưởng ban Kinh tế trung ương Trần Tuấn Anh và đoàn giám sát khảo sát khu vực dự kiến đầu tư tại cảng Bãi Gốc, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
Trưởng ban Kinh tế trung ương Trần Tuấn Anh và đoàn giám sát khảo sát khu vực dự kiến đầu tư tại cảng Bãi Gốc, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

Báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ông Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên bày tỏ vui mừng vì Phú Yên là tỉnh đầu tiên có biển trong chương trình giám sát về công tác triển khai thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW.

Theo báo cáo sơ bộ tình hình thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của tỉnh Phú Yên, qua gần 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là vùng ven biển và các ngành kinh tế biển, kinh tế gắn liền với biển.

 Cụ thể: Tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, các chương trình hành động và kế hoạch thực hiện nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; tập trung rà soát, thống nhất, tích hợp toàn bộ quy hoạch ngành vào quy hoạch tỉnh, trong đó chú ý về quy hoạch các địa phương ven biển, định hướng liên kết phát triển kinh tế liên vùng, liên tỉnh.

Từng bước củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hiện đại hóa các ngành kinh tế biển quan trọng đột phá như: Ngành thủy sản, du lịch, vận tải biển, năng lượng… đặc biệt là Khu kinh tế trọng điểm Nam Phú Yên.

Tuy nhiên, Báo cáo cũng cho rằng, trong quá trình thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW cũng còn không ít tồn tại, hạn chế. Do đó, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên mong muốn đoàn Giám sát, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương đóng góp ý kiến, trong đó nhất là về liên kết phát triển vùng, công tác quy hoạch góp phần giúp Phú Yên có những giải pháp đột phá trong thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW và phát triển kinh tế - xã hội của Phú Yên nói chung.

Bà Đoàn Thị Thanh Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu ý kiến về khó khăn của các tỉnh về vấn đề quy hoạch không gian biển; việc triển khai rà soát, tích hợp quy hoạch của Phú Yên còn chậm nên khó khăn, vướng mắc trong thu hút đầu tư, chưa có các nhà đầu tư lớn…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đặt vấn đề việc Phú Yên nên nghiên cứu đưa lĩnh vực phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo lên vị trí quan trọng hơn như hiện nay mới phù hợp với tiềm năng của Phú Yên cũng như xu thế hiện nay.

Hay như việc liên kết các tỉnh lân cận, các tỉnh trong vùng; phát triển các khu công nghiệp ven biển còn yếu, quy mô nhỏ nhưng chưa kết nối, liên kết thành chuỗi.

Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, so với các tỉnh, thành khác, Phú Yên có nhiều tiềm năng, tài nguyên để phát triển (hệ sinh thái biển) thể hiện đặc trưng của Phú Yên nhưng tỉnh còn chưa thực sự phát huy được hết...

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá cao công tác chuẩn bị, xây dựng báo cáo đã bám sát đề cương giám sát, nhất là sự vào cuộc, triển khai quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao của Tỉnh uỷ Phú Yên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW.

Ông khẳng định, trên cơ sở báo cáo của tỉnh và những nội dung trao đổi tại buổi làm việc đã củng cố, bổ sung những nội dung quan trọng trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết, giúp Đoàn Giám sát hiểu rõ hơn những vấn đề thực tiễn về phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh.

Đồng tình với 6 nhóm giải pháp của tỉnh Phú Yên, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng lưu ý tỉnh nên quan tâm một số tiềm năng, lợi thế về biển, phát triển du lịch, cần phát triển hài hòa giữa phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch.

Ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Phú Yên không chỉ chú ý đến lợi thế tĩnh mà còn lợi thế động, nhất là liên kết phát triển vùng; yêu cầu Phú Yên tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa định hướng phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong thời gian tới; đặt ra những yêu cầu, định hướng phát triển trong bối cảnh phát triển công nghiệp 4.0, bối cảnh trong nước và quốc tế.

Quan tâm hơn đến phát triển giao thông để đáp ứng khả năng tăng công suất của cảng Vũng Rô, cảng Bãi Gốc… từ đó mới dễ thu hút các nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị Đoàn giám sát tổng hợp, chắt lọc, tiếp thu tối đa để phục vụ cho công tác giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đồng thời nghiên cứu, tham mưu cho tỉnh những giải pháp tổ chức thực hiện Nghị quyết có hiệu lực, hiệu quả hơn.

Hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2022, ông Trần Tuấn Anh và các đại biểu, đoàn công tác đã trồng cây tạo cảnh quan kết hợp phòng hộ ven biển tại khu vực gần Quảng trường tháp Nghinh Phong, thành phố Tuy Hòa.

Trước đó, Đoàn Giám sát đã đi khảo sát một số điểm: Cảng Vũng Rô, Cảng Bãi Cốc, Khu Công nghiệp Hòa Hiệp 1, thăm và khảo sát Công ty TNHH Thủy sản Phúc Nguyên, Công ty TNHH MTV Masan để phục vụ cho đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Phú Yên.

Nguồn: https://baodansinh.vn/de-kinh-te-bien-tro-thanh-hat-nhan-dong-luc-cho-phat-trien-20220611220423.htm