19/01/2025 | 07:16 GMT+7, Hà Nội

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm xảy ra trong vài phút, rất nhiều người đang bỏ qua

Cập nhật lúc: 26/08/2018, 13:00

Cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua (TIA) thường chỉ kéo dài vài phút và không gây tổn thương vĩnh viễn. Có thể xem như là một cảnh báo và một cơ hội - cảnh báo về một cơn đột quỵ sắp xảy ra.

Thế nào là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)?

Thiếu máu não thoáng qua là rối loạn hoạt động ở não gây ra do gián đoạn cung cấp máu tạm thời ở não gây giảm chức năng ở não ngắn và đột ngột. Đây là tình trạng bệnh lý do thiếu máu cục bộ não, nhưng chưa phải là tai biến mạch não và không được xếp vào tai biến mạch não.

Thiếu máu lên não thoáng qua thường xảy ra trong vài phút và biến mất ngay sau đó. Thiếu máu lên não thoáng qua thường xảy ra trong vài phút và biến mất ngay sau đó.

Các triệu chứng sẽ biến sau một thời gian vì lưu lượng máu được phục hồi trước khi não có những tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý rằng TIA là tình trạng báo hiệu bệnh nhân có nguy cơ cao sẽ bị tai biến thiếu máu cục bộ não.

Có 4 – 10% số người lên cơn đột quỵ thực sự trong vòng 48 giờ sau khi bị TIA và rất nhiều người khác bị đột quỵ sau 3 tháng.

Do đó, không nên coi thường kể cả sau khi những triệu chứng của TIA đã biến mất.

Nhận dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua

Các triệu chứng thiếu máu não thoáng qua rất đa dạng, thường kéo dài chỉ một vài phút va biến mất một cách nhanh chóng:

- Bất tỉnh, nhức đầu.

- Một mắt hoặc cả hai mắt bỗng không nhìn thấy gì.

- Yếu liệt chân, tay.

- Méo miệng, khó nói, nói ngọng.

Hay nhức đầu, bất tỉnh có thể là 1 dấu hiệu của TIA. Hay nhức đầu, bất tỉnh có thể là 1 dấu hiệu của TIA.

- Bị tê nửa người.

- Choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, đi, đứng không vững.

- Giảm khả năng tập trung, trục trặc về trí nhớ.

- Rối loạn nhận biết, mất trí nhớ kiểu Alzheimer...

Trong nhiều trường hợp, một số biểu hiện trên lại là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một bệnh nào đấy. Do đó, khi có những triệu chứng này xảy ra, tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra chính xác.

Ai có nguy cơ bị TIA và đột quỵ?

Một số yếu tố nguy cơ của TIA và đột quỵ không thể thay đổi:

Lịch sử gia đình

Người có nguy cơ cao bị TIA và đột quỵ nếu trong gia đình đã có thành viên bị TIA hoặc đột quỵ.

Tuổi tác

Nguy cơ TIA và đột quỵ tăng khi già đi, đặc biệt là sau 55 tuổi.

Giới tính

Đàn ông có nguy cơ cao TIA và đột quỵ cao hơn nữ, nhưng hơn một nửa số ca tử vong do đột quỵ xảy ra ở phụ nữ.

Người đã từng có một hoặc nhiều TIA, nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 10 lần người chưa từng bị TIA.

Người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm: Đột quỵ là một biến chứng thường gặp của rối loạn di truyền này.

1/2 số ca tử vong do đột quỵ xảy ra ở nữ giới. 1/2 số ca tử vong do đột quỵ xảy ra ở nữ giới.

Chủng tộc

Người da đen có nguy cơ tử vong do đột quỵ cao hơn các chủng tộc khác, một phần là do họ có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường cao hơn. 

Thiếu máu não thoáng qua thực chất là cơn tai biến mạch máu não hồi phục nhanh, thời gian hồi phục từ vài phút đến vài giờ và không để lại dấu hiệu yếu liệt. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe chúng ta cần đảm bảo một chế độ ăn giàu vitamin, chất xơ, giảm đường, mỡ, hạn chế dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê...

Bên cạnh đó cần sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ nghơi hợp lý, tránh stress, tập luyện thể thao hàng ngày...