20/01/2025 | 06:10 GMT+7, Hà Nội

Đau đầu ở phụ nữ do đâu và cách điều trị thế nào?

Cập nhật lúc: 07/09/2018, 23:33

Nhiều người chủ quan nghĩ rằng chỉ đến tuổi trung niên phụ nữ mới có nguy cơ mắc đau đầu, đau nửa đầu, tuy nhiên, đây là căn bệnh chị em có thể mắc ở mọi độ tuổi.

Chị em phụ nữ có nguy cơ mắc đau đầu, đau nửa đầu nhiều hơn nam giới gấp 3 lần

Chị em phụ nữ có nguy cơ mắc đau đầu, đau nửa đầu nhiều hơn nam giới gấp 3 lần  

Chị em rất cần hiểu rõ nguyên nhân nào gây ra căn bệnh phổ biến ở nữ giới và cách điều trị an toàn, hiệu quả.

Nguyên nhân đau đầu ở phụ nữ

Theo một số liệu nghiên cứu gần đây, cứ 100 người thì có đến 11 người thường xuyên bị các cơn đau nửa đầu hành hạ. Đáng chú ý, trong 11 người bị đau nửa đầu thì có đến 9 người là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi 35-45.

Các cơn đau thường kéo dài từ 3 đến 72 giờ gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức đầu, đau nửa đầu ở phụ nữ.  

Đau nửa đầu do yếu tố di truyền

Đau nửa đầu là bệnh lý có tính di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Những trường hợp con cái có bố mẹ hoặc người thân trực hệ đã mắc bệnh thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 70% so với những người bình thường khác.

Thay đổi hormone gây đau nhức đầu

Đau đầu, đau nửa đầu cũng có mối liên quan mật thiết với chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Điều này lý giải tại sao căn bệnh này lại gặp nhiều hơn ở nữ so với nam giới đến 3 lần.

Người ta nhận thấy, tỉ lệ cơn đau tăng đột biến với nhóm phụ nữ trẻ trong thời gian chu kì kinh nguyệt. Phụ nữ trong độ tuổi từ 29-39 tuổi chiếm đến 41,2 % số người mắc bệnh.

Phụ nữ ở độ tuổi từ 29-39 bị các cơn đau đầu do biến động hormne khi sử dụng viên uống tránh thai, quá trình mang thai, sinh con. Trong khi đó, ở độ tuổi từ 40 trở lên, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, chị em cũng thường xuyên gặp các vấn đề về đau nhức đầu.

Phụ nữ có thể gặp phải cơn đau nhức đầu dữ dội trong quá trình mang thai

Phụ nữ có thể gặp phải cơn đau nhức đầu dữ dội trong quá trình mang thai   

Sự co giãn bất thường của mạch máu

Tại não, gốc tự do tấn công làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, thúc đẩy quá trình hình thành mảng xơ vữa, cản trở máu lên não. Khi máu được cung cấp dưới mức 40 ml /100g não thì tổ chức não bắt đầu ức chế gây đau.

Ngoài ra, trong các quá trình sinh hóa của mạch máu não, có thể phát sinh tình trạng viêm, giãn mạch máu. Những cơ chế phức tạp này dẫn đến rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường gây nên cơn đau đầu, đau nửa đầu. 

Thay đổi môi trường

Thời tiết có sự thay đổi hoặc gặp phải tình trạng ánh sáng hoặc tiếng ồn quá lớn khiến những cơn đau đầu, đau nửa đầu càng trầm trọng.

Ngoài ra, các yếu tố như stress, căng thẳng, mất ngủ, uống rượu, bia…tuy không phải là nguyên nhân gây đau nhưng cũng là yếu tố trực tiếp kích hoạt cơn đau. 

Phòng ngừa và điều trị các cơn đau đầu ở phụ nữ

Điều trị đau vùng đầu được chia thành hai phương pháp:

Điều trị cắt cơn đau:

Với mục tiêu nhằm chấm dứt cơn đau ngay khi nó bắt đầu xảy ra, điều trị cắt cơn thường sử dụng 2 nhóm thuốc: Thuốc không cần kê đơn và thuốc kê đơn.

Khi đầu đau như búa bổ, thuốc giảm đau nhanh là lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên, thuốc giảm đau cũng chính là “con dao hai lưỡi”, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây nên các bệnh lý khác.

Sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi có thể làm tăng nguy cơ mắc đau nhức đầu

Sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi có thể làm tăng nguy cơ mắc đau nhức đầu  

Tiến sĩ J.A. Zwart thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy đã chứng minh việc uống thuốc giảm đau bừa bãi trong một tháng để điều trị các cơn đau mãn tính làm tăng nguy cơ đau nửa đầu gấp 7,5 lần so với bình thường.

Dự phòng – kiểm soát đau nhức đầu bằng cách:

- Uống nhiều nước để tránh mất nước, vì mất nước cũng gây đau đầu.

- Nghỉ ngơi, thư giãn trong phòng tối và yên tĩnh

- Đặt một túi đá hoặc một chiếc khăn lạnh lên đầu

- Mát xa vùng đầu bị đau

- Tập yoga và các bài tập hít thở, thư giãn

Ngoài ra, phụ nữ mắc bệnh đau đầu cần kết hợp luyện tập thể dục, duy trì các thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để chống chọi với các cơn đau nhức đầu .

Riêng với những trường hợp bị đau nhức đầu do sử dụng thuốc tránh thai có chứa hormone, chị em có thể yêu cầu bác sĩ tư vấn để sử dụng liều thuốc chứa hormone thấp hơn, hoặc thay đổi phương pháp tránh thai.

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều cần quan tâm những nguyên nhân, cách phòng tránh và đẩy lùi chứng đau đầu ở phụ nữ ở trên. Ngoài ra, việc thăm khám bác sĩ là hết sức cần thiết để có được cách điều trị đúng đắn với chứng đau nhức đầu mà nhiều chị em mắc phải.