Cuộc đua trên thị trường tài chính của Grab
Cập nhật lúc: 30/12/2020, 11:47
Cập nhật lúc: 30/12/2020, 11:47
Thị trường tài chính tiêu dùng thay đổi diện mạo bất ngờ
Những năm cuối của thập niên 90, thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam bắt đầu hình thành. Ban đầu, lĩnh vực này dường như ít nhận được nhận sự quan tâm của người dân và chỉ được các ngân hàng kinh doanh như một phần nhỏ trong các sản phẩm bán lẻ.
Năm 2007, khi các công ty tài chính tiêu dùng xuất hiện thì thị trường bắt đầu phát triển và khởi sắc. Giai đoạn 2014-2015 thực sự bùng nổ với hàng loạt công ty tài chính mới gia nhập thị trường đua tranh quyết liệt.
Sau thời kỳ tăng trưởng thần tốc, thị trường tài chính tiêu dùng chuyển mình sang giai đoạn phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) 30,4%/năm trong vòng 4 năm (2015-2019). Số lượng khoản vay năm 2020 tăng 18,9% so với năm 2019.
Tính đến nay, theo số liệu TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, đưa ra trong một nghiên cứu về thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam, tỷ trọng tín dụng tiêu dùng 2019 chiếm khoảng 20,5% trong tổng dư nợ nền kinh tế, gấp 2,5 lần so với năm 2012, với mức tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm.
Hiện thị trường tài chính đang có sự cạnh tranh của 18 công ty tài chính cùng hàng chục ngân hàng có dịch vụ cho vay tiêu dùng. Song, đây vẫn đang là cuộc chơi đầy cam go của nhiều tập đoàn tài chính lớn và các công ty nhỏ lẻ trên thị trường.
Với FE Credit, doanh nghiệp được hình thành năm 2010, qua bao thăng trầm đã trở thành công ty tài chính tiêu dùng lớn với thị phần hơn 50% trong năm 2019 và bỏ xa các đối thủ khác. Hành trình vươn lên này được xây đắp bởi những nỗ lực tổng hòa giữa sự phát triển quy mô, đảm bảo chất lượng tín dụng, chiến lược "lấy khách hàng làm trọng tâm".
FE Credit với mục tiêu từ ngày thành lập là tập trung vào phân khúc khách hàng chính là người có thu nhập thấp, khách hàng khu vực nông thôn chưa tiếp cận được hệ thống tài chính hiện đại, có thói quen thường phải vay mượn qua người quen hoặc vay "nóng" với lãi suất rất cao.
Tại thời điểm đó, mô hình vay tiêu dùng còn khá mới mẻ đối với người dân. Cách thức cho vay khác biệt đòi hỏi các đơn vị tham gia thị trường dành nhiều thời gian, công sức định hướng khách hàng về sản phẩm, từng bước tư vấn và giới thiệu các gói vay tiêu dùng, thiết lập hành trình thanh toán phù hợp khả năng tài chính của người vay.
Thị trường bùng nổ kéo theo nhiều đơn vị cho vay không uy tín với nhiều bất cập làm cho một số người dân chưa có cái nhìn thiện cảm với lĩnh vực còn mới mẻ này. Đó là thách thức lớn nhất của FE Credit, đồng thời cũng là sứ mệnh “làm sao để giúp khách hàng hiểu rõ bản chất và lợi ích của vay tiêu dùng”.
Với những nỗ lực không mệt mỏi, đến nay FE Credit đã và đang phục vụ hơn 11 triệu khách hàng, hợp tác với 9.500 đối tác tại hơn 20.000 điểm giới thiệu dịch vụ trên toàn quốc. Hiện doanh nghiệp này có hơn 4 triệu tài khoản sử dụng các dịch vụ tài chính tiêu dùng thường xuyên. Hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ của FE Credit cũng phát triển đa dạng bao gồm vay tiền mặt, vay mua xe máy, mua điện thoại - điện máy và thẻ tín dụng.
Một vai trò quan trọng khác của các công ty tài chính nói chung và FE Credit nói riêng là góp phần đẩy lùi tín dụng “đen” trong thời gian qua, giúp thị trường tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh hơn. Nếu như các ngân hàng thương mại tập trung vào nhóm cho vay đạt “chuẩn” , có thu nhập thường niên từ khá trở lên, điểm tín dụng cao, lịch sử tín dụng tốt và cung cấp các khoản vay có tài sản đảm bảo, gói vay lớn… thì các công ty tài chính lại chọn phân khúc mà nhóm khách hàng ngân hàng chưa thể đáp ứng.
Kỳ vọng tăng trưởng thị phần trong thời gian tới
Không thể phủ nhận việc thị trường tài chính tiêu dùng vẫn còn nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển, song, hiện nay, các công ty tài chính tiêu dùng đang đối mặt với hai thách thức lớn. Trong đó, đại dịch Covid-19 đã tác động và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung, tăng tỉ lệ thất nghiệp, làm giảm khả năng thanh toán các khoản vay tiêu dùng, dẫn đến sự khó khăn trong huy động nguồn vốn.
Bên cạnh đó, quy định về giảm tỉ lệ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp tại Thông tư 18/2019/TT-NHNN đã phần nào hạn chế việc giải ngân trực tiếp cho khách hàng bằng tiền mặt vốn chiếm tỉ trọng lớn trong danh mục của nhiều công ty tài chính và cũng là sản phẩm chủ lực của các công ty mới gia nhập thị trường.
Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để FE Credit thay đổi cục diện thị trường tài chính tiêu dùng, tiếp tục tăng trưởng thị phần trong tương lai khi tạo ra sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng, thúc đẩy sự phát triển của hành vi thanh toán không dùng tiền mặt như Thẻ tín dụng và tích hợp mô hình của các công ty tài chính với nền tảng trực tuyến.
Công ty chủ động giữ thanh khoản nhằm đảm bảo dòng tiền công ty bền vững. Đồng thời áp dụng công nghệ, cải thiện quy trình nhằm tối ưu hóa chi phí vận hành để sẵn sàng cho sự tăng trưởng trở lại khi dịch bệnh được đẩy lùi.
Công ty cũng đặc biệt chú trọng đến các ứng dụng kỹ thuật số trên cả dịch vụ front-end và back-end. Những nỗ lực này đã được đưa ra nhằm tối ưu hóa chi phí và giảm các tương tác trực diện trong thời kỳ giãn cách xã hội. FE Credit đã và đang tăng tốc triển khai các công nghệ ưu việt nhất như chữ ký điện tử và Trí tuệ nhân tạo (AI) trong bán hàng qua điện thoại.
Việc áp dụng công nghệ nhận diện khách hàng (e-KYC) cũng đang được công ty điều chỉnh phù hợp với quy trình xét duyệt khoản vay; đồng thời áp dụng AI đàm thoại vào dịch vụ khách hàng. Tất cả những nỗ lực này nhằm tiếp cận khách hàng nhanh chóng, hiệu quả hơn trên mọi quy trình bán hàng, xử lý khoản vay và dịch vụ khách hàng.
16:45, 25/12/2020
14:35, 12/12/2020
13:57, 17/11/2020