22/11/2024 | 11:07 GMT+7, Hà Nội

Cư dân còn thiếu “tỉnh táo” trong bầu ban quản trị chung cư

Cập nhật lúc: 02/05/2018, 11:42

Mặc dù có thông báo của chủ đầu tư về việc thành lập ban quản trị (BQT) tòa nhà song thực tế nhiều người dân lại tỏ ra thờ ơ dẫn tới quá trình thành lập bị trì hoãn. Đến khi bỏ phiếu bầu, không ít người dân tiếp tục bỏ phiếu ào ào. Theo luật sư Lê Văn Hồi, với hành động thiếu trách nhiệm đó, cư dân đang bỏ qua quyền lợi thiết thực của mình.

Từ bỏ phiếu bầu cử thiếu “tỉnh táo”...

Theo lý thuyết, BQT tòa nhà được cư dân bầu để đại diện cho chung cư quản lý, điều hành các hoạt động chung của tòa nhà, đảm bảo quyền làm chủ của cư dân. Thế nhưng mới đây, tại tòa chung cư tại Hà Đông, Hà Nội, nhiều người dân đã lên tiếng “tố” BQT không công khai minh bạch về hoạt động, về thu chi tài chính và về cung cấp dịch vụ tại tòa nhà.

Chị Quỳnh Liên, một cư dân ở tòa chung cư này cho biết: “Gần 2 năm được thành lập nhưng BQT chưa bao giờ công khai tiền quỹ bảo trì hơn 40 tỷ đã được chủ đầu tư bàn giao hết chưa, gửi ngân hàng nào, lãi suất bao nhiêu, chi những gì.

Khi người dân muốn đề xuất khắc phục sự cố sửa chữa thì đến nhà trưởng ban BQT luôn tránh mặt. Cư dân nhiều lần tổ chức họp để hỏi lý do và yêu cầu công khai nhưng trưởng ban lại sử dụng “quyền im lặng” để từ chối trả lời mọi thắc mắc của người dân. Điều này khiến cư dân vô cùng bức xúc”.

Đến thời điểm hiện tại, vụ việc tranh cãi giữa cư dân và BQT tòa nhàtrênvẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Khi được hỏi về quá trình bầu cử BQT, chị Quỳnh Liên chia sẻ: “Trước khi bầu BQT tòa nhà, cư dân thấy những ứng cử viên tham gia rất nhiệt tình, năng nổ. Đến ngày bầu BQT có khoảng 10 người ứng cử và trong đó có 4 người của chủ đầu tư. Chủ đầu tư có một “lá bùa hộ mệnh” là 402 phiếu được quy đổi từ 5 tầng thương mại, tương đương với gần 30% phiếu.

Nếu không muốn người của chủ đầu tư có mặt trong BQT thì phải có số phiếu trên 500 bởi nếu người của chủ đầu tư trở thành thành viên của BQT thì mọi việc sẽ do chủ đầu tư quyết định. Nên khi bầu cử, chúng tôi lựa chọn 4 người làm trong lĩnh vực khác nhau gồm luật sư, nhà báo, bác sĩ… dù không biết họ năng lực thực tế ra sao ngoài bản khai đăng ký. Song đến khi BQT trúng cử thì mọi ý kiến của người dân đều không bao giờ được quan tâm như thế nào".

Cũng theo chị Liên, điều các cư dân khác cảm thấy hối hận là đã không có sự cân nhắc, tìm hiểu kỹvề những thành viên của BQTtòa nhà.

 

 Chung cư Carina TP Hồ Chí Minh.

Chung cư Carina TP.HCM.

… đến thờ ơ với việc thành lập BQT tòa nhà

Ngoài việc bỏ phiếu “thiếu tỉnh táo” trong việc lựa chọn thành viên của BQT thì không ít những người dân còn thờ ơ với quyền lợi này của mình.

Điển hình là chung cư Carina Plaza (Q.8, TP.HCM). Sau vụ cháy thương tâm xảy ra thì dư luận mới bất ngờ khi chung cư Carina Plaza đã được bàn giao 6 năm, hàng ngàn cư dân đã dọn vào sinh sống ổn định như vẫn chưa có BQT. Chủ đầu tư vẫn phải thuê đơn vị quản lý vận hành.

Chưa biết thực chất vướng mắc nào khiến chung cư Carina Plaza không được thành lập được BQT song một câu hỏi được đặt ra tại sao chính các cư dân không lên tiếng hay gây áp lực cho chủ đầu tư để yêu cầu thành lậpBQT.

Không chỉ có chung cư Carina Plaza mà có hiện tại, vẫn còn rất nhiều tòa chung cư đã đi vào hoạt động được một thời gian dài nhưng vẫn chưa thành lập được bản quản trị.

Theo chị Phạm Sâm (một cư dân ở tòa chung cư Gemek Tower, Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: “Thời gian đầu mới về, người dân lúc nào cũng lên tiếng đòi hỏi đủ các loại quyền lợi rồi có lúc còn đòi tập hợp để ý kiến muốn đứng lên quản lý chung cư, thuê dịch vụ mới. Nhưng đến lúc bầu cử thì tất cả mọi người lại “im hơi lặng tiếng”. Phải phát động trên loa, đi đôn đốc từng nhà một ký vào đơn đăng ký tham gia thì đến hơn 3 lần mới huy động được đủ số lượng người dân theo quy định".

Người dân nên tỉnh táo tìm hiểu người mình muốn bầu bởi họ chính là người đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người dân.

Luật sư Lê Văn Hồi (Giám đốc Công ty luật My Way) cho biết, nếu không thành lập được BQT thì chính các cư dân sẽ phải chịu thiệt khi không được đứng ra trực tiếp quản lý nơi mình ở.

“Nguyên nhân không thành lập được BQT xuất phát từ sự thờ ơ, thiếu quan tâm, chưa nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể cư dân trong việc tổ chức hội nghị nhà chung cư để thành lập ban quản trị. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì để tổ chức hội nghị nhà chung cư lần thứ nhất thì cần phải có tối thiểu 75% tổng số căn hộ nhận bàn giao tham gia thì mới có thể tổ chức hội nghị, trường hợp không đủ thì lần thứ 2 phải có tối thiểu 51% tổng số căn hộ tham gia hội nghị", Luật sư Lê Văn Hồi chia sẻ.

Luật sư Lê Văn Hồi cũng nhấn mạnh, khi bầu cử ra thành viên BQT, người dân nên tỉnh táo tìm hiểu người mình muốn bầu bởi họ chính là người đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người dân. Nếu không, chính người dân sẽ phải chịu trách nhiệm khi không tìm đượcBQT vừa có tâm vừa có năng lực./.