19/01/2025 | 10:07 GMT+7, Hà Nội

Công ty tài chính: Cẩn trọng hay năng động?

Cập nhật lúc: 26/08/2017, 01:00

Cách đây 5 năm, việc đi mua điện thoại, xe máy… đều phải dùng “tiền tươi thóc thật”, hiếm ai nghĩ đến việc sẽ có ngày đi mua hàng không cần đủ tiền vẫn có thể đem hàng về nhà như ngày hôm nay. Tuy nhiên, từ ngày xuất hiện các công ty tài chính (CTTC) tiêu dùng, việc mua hàng khi chưa đủ tiền không còn là điều xa lạ.

Thị trường lớn

Do đáp ứng đúng nhu cầu của người dân, dịch cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính ngày càng phát triển. Gia nhập thị trường với hình thức ban đầu phổ biến là cho vay trả góp tại các điểm bán lẻ điện máy, xe máy, giờ đây dịch vụ này còn vươn ra đến các lĩnh vực như giáo dục, thể thao, du lịch…

việc mua hàng khi chưa đủ tiền không còn là điều xa lạ.

Việc mua hàng khi chưa đủ tiền không còn là điều xa lạ.

Báo cáo Tài chính tiêu dùng 2017 của StoxPlus cho thấy tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của cả ngân hàng và công ty tài chính (CTTC) trong năm 2016 đã đạt 26,55 tỉ đô la Mỹ, tăng trưởng 28,9% so với 2015, và chỉ tính riêng các công ty tài chính thì mức tăng trưởng là 29,6%.

Cũng theo báo cáo của StockPlus, xu hướng lựa chọn dịch vụ tài chính của người dân ngày càng rõ ràng hơn. Khách hàng có khuynh hướng tìm đến ngân hàng cho khoản vay lớn, dài hạn như mua hay sửa chữa nhà. Họ sẽ tìm đến các CTTC khi cần những khoản vay nhỏ và cần có nhanh như đê tổ chức lễ cưới, du lịch, học hành, hay mua xe máy, hàng điện tử, điện máy.

Các khoản vay tiêu dùng hiện có giá trị khoản vay nhỏ, kỳ hạn ngắn, do vậy khoản góp hàng tháng thường nằm trong khả năng của người vay. Ngoài ra, thủ tục cho vay khá đơn giản, người tiêu dùng chỉ cần có chứng minh nhân dân hoặc bằng lái xe là có thể vay và thời gian duyệt khoản vay của nhiều công ty hiện chỉ còn 10 phút.

Tuy nhiên, gần đây các sản phẩm trả góp lãi suất 0% xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này đang thu hút một lượng lớn người tiêu dùng, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên, và người thu nhập trung bình thấp...

Lựa chọn hướng đi

Chính vì thị trường màu mỡ này mà số công ty gia nhập cuộc chiến giành thị phần đã lên đến 12 so với con số 5 vào 2014, bao gồm các công ty tài chính và những công ty fintech. StockPlus dự báo thị trường cho vay tiêu dùng vẫn sẽ duy trì mức tăng trưởng 30% trong năm 2017, mức tăng trưởng mơ ước của nhiều ngành. Như vậy, với những công ty đến sau, đâu sẽ là hướng đi đúng đắn để tồn tại và phát triển trong thị trường đông đúc, nhộn nhịp này?

Để phân tích sâu mô hình phát triển của các CTTC tiêu dùng tại Việt Nam, StoxPlus đã phân tích chỉ số tăng trưởng dư nợ trung bình của 8 CTTC trong giai đoạn 2014-2016 và tỷ lệ nợ xấu 2016 của các công ty này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong khi một số công ty chọn hướng đi năng động, chú trọng vào việc mở rộng thị phần theo chiều rộng thì một số khác lại thận trọng hơn trong chiến lược kinh doanh của mình, tập trung vào phát triển đi đôi với quản trị rủi ro.

Tuy nhiên, điều thú vị mà nghiên cứu đã phát hiện ra đó là tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM – số đo chính về khả năng sinh lợi) của nhóm cẩn trọng không hề kém cạnh so với nhóm năng động.

Tiêu biểu trong nhóm cẩn trọng là Công ty Tài chính Home Credit. Bước đi cẩn trọng của Home Credit thể hiện qua các sản phẩm vay trả góp mua hàng của công ty. Khác với các đối thủ tập trung phát triển nhiều sản phẩm trả góp không cần trả trước, Home Credit chủ yếu tập trung vào những sản phẩm lãi suất thấp, kể cả không lãi suất nhưng yêu cầu một khoản trả trước nhất định từ người đi vay.

Bên cạnh đó, Home Credit cũng rất cẩn trọng cho vay trả góp tiền mặt cho khách hàng vay lần đầu tiên vốn có mức độ rủi ro cao hơn so với sản phẩm cho vay trả góp mua hàng. Với sản phẩm cho vay trả góp tiền mặt, công ty tập trung cho vay với những khách hàng đã từng vay trả góp mua hàng với Home Credit và có lịch sử thanh toán tốt.