Công dụng "diệu kỳ" của Vitamin C
Cập nhật lúc: 19/08/2015, 07:38
Cập nhật lúc: 19/08/2015, 07:38
Vitamin C còn gọi là acid ascorbic. Nó tồn tại trong cơ thể chúng ta dưới hai dạng D và L, tham gia vào các hoạt động khác nhau của cơ thể. Dạng D không có hoạt tính sinh học.
Dạng L khi bị ôxy hóa lần đầu chuyển thành axit dehydro ascorbic (hơi ngả màu) vẫn còn hoạt tính sinh học của vitamin C. Nếu tiếp tục ôxy hóa nữa sẽ thành diketo golunat (màu vàng sẫm) mất hoạt tính sinh học của vitamin C.
1. Chất kích hoạt enzyme
Vitamin C có thể bảo vệ vitamin A, vitamin E, và các axit béo thiết yếu khỏi bị tiêu huỷ; làm cho sắt có trong thức ăn được duy trì trong trạng thái hoàn nguyên, thúc đẩy sự hấp thụ và chuyển dịch tồn trữ sắt trong cơ thể.
VitC làm cho can-xi trong thành ruột không bị kết tủa, giúp cải thiện tỷ lệ hấp thụ can-xi vào cơ thể. Tham gia phản ứng hydroxyt của cholesterol thành axit cholic, có hiệu quả nhất định trong điều trị thiếu hồng cầu. Vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng bảo vệ thành mạch máu (động mạch và tĩnh mạch).
2. Thúc đẩy sự hình thành collagen
Khi thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, khiến các vết thương lâu lành dẫn đến xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau (vỡ mao mạch, chảy máu dưới da, chảy máu lợi), thành mạch yếu… là các hiện tượng thường thấy ở bệnh scorbut (bệnh thiếu VitC).
3.Tham gia quá trình bài tiết chất độc khỏi cơ thể
VitC tiếp tục ô-xy hóa thành glutathione (diketo golunat) cùng với chất độc trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài.
4. Tham gia quá trình chuyển hóa cholesterol
Giúp 80% cholesterol chuyển hóa thành sulfat tan trong nước để bài tiết khỏi cơ thể, giảm hàm lượng cholesterol trong máu; loại bỏ cholesterol tích tụ trong động mạch; gia tăng các thành phần có ích của máu như lipoprotein, có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống xơ vữa động mạch.
5. Phòng chống ung thư
Việc giảm vitamin C trong đường tiêu hóa ngăn chặn sự hình thành nitrosamines, có hiệu quả ngăn ngừa sự xuất hiện của các khối u đường tiêu hóa; ngoài ra vitamin C còn tham gia trong tổng hợp collagen, giúp các tế bào kẽ duy trì cấu trúc bình thường, làm giảm quá trình phát triển của tế bào ung thư.
6. Chống cảm lạnh
Vitamin C có thể cải thiện khả năng kháng bệnh của các tế bào miễn dịch và tăng cường miễn dịch của cơ thể và miễn dịch humoral, loại bỏ các yếu tố gây bệnh, giữ hệ hô hấp được bảo toàn.
Khi thiếu nó, biểu mô tế bào kháng bệnh ở khí quản và phế quản bị giảm xuống. Các thí nghiệm cho thấy, uống 1.000 mg vitamin C mỗi ngày có thể giảm 50% nguy cơ bị cảm lạnh và giảm 23% các triệu chứng cảm cúm.
7. Bảo vệ da, chống nếp nhăn và làm đẹp
Cấu tạo da gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì. Thượng bì là lớp ngoài cùng của da, gồm có 4 lớp chính: tính từ ngoài vào trong là lớp tế bào sừng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy. Lớp đáy chính là nơi sản sinh hắc tố melanin , nguyên nhân hình thành các vết thâm, nám.
Vitamin C có tác dụng ngăn sự hình thành và làm mờ hắc tố melanin giúp mờ vết sạm da, làm mờ đốm nâu và vết nám. Tuy nhiên, vitamin C phải được đưa vào sâu lớp đáy của thượng bì mới thực sự phát huy hiệu quả.
Vitamin C là chất kích hoạt enzyme, có thể gia tăng sự hoạt động của một số kim loại, giúp da chống lại các gốc tự do sinh ra bởi tia cực tím, tránh sự xuất hiện của tàn nhang, thúc đẩy sự trao đổi chất, góp phần ngăn ngừa lão hóa da.
VitC chữa lành sẹo lõm hoặc tái tạo da sau quá trình bị mụn, hỗ trợ collagen, tạo độ đàn hồi và săn chắc cho da. Ức chế tăng tiết nhờn, se nhỏ lỗ chân lông.
Da xảy ra các tình trạng như lỗ chân lông dầy sừng, da dễ bị bầm, chảy máu, giảm khả năng liền sẹo của vết thương khi thiếu vitamin C. Điều trị da bị tổn thương do tác hại của ánh nắng.
02:01, 05/08/2015
22:07, 19/07/2015
22:58, 16/07/2015