Có một Việt Nam đoàn kết
Cập nhật lúc: 19/04/2020, 12:37
Cập nhật lúc: 19/04/2020, 12:37
Ông viết bài này khi đang là bệnh nhân điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Cây “ATM gạo” tại phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy) được vận hành liên tục để phục vụ người dân có hoàn cảnh khó khăn
Trong bài viết của mình, cựu Đại sứ Pháp nhấn mạnh tính kỷ luật, sự đoàn kết của người Việt, cùng việc bảo vệ lợi ích tập thể được đặt lên trên hết vào thời điểm dịch bệnh có những diễn biến khó lường. Ông cũng đặc biệt đề cao giá trị nổi trội của văn hóa Á Đông.
Ở một đất nước cách Vũ Hán có 3 giờ bay, nhưng cho tới thời điểm này Việt Nam chưa đến 300 người mắc Covid-19 và tỷ lệ tử vong là 0%. Con số đó khẳng định hiệu quả của công tác phòng dịch và sự thành công đó đơn giản là được toàn dân đồng tình, thực hiện các giải pháp quyết liệt mà Chính phủ đề ra.
Cũng trong tuần vừa qua, một dự án cảm ơn và động viên Việt Nam đã được ông Wayne Worrell (quốc tịch Anh) khởi xướng trên mạng xã hội. Dự án này đã thu hút nhiều người nước ngoài cùng chung tay thực hiện với lời nhắn: Việt Nam cố lên! “Chúng tôi cảm ơn các bạn vì những hy sinh to lớn để giúp chúng tôi an toàn” - Wayne Worrell đã viết trên mạng xã hội.
Không chỉ có cá nhân những người nước ngoài từng có nhiều năm gắn bó với Việt Nam đã nhận xét công tâm, khách quan về một Việt Nam đoàn kết chống dịch mà nhiều hãng thông tấn lớn trên thế giới cũng đăng tải những bài viết, phân tích về sự thành công của Việt Nam trong quá trình chống dịch Covid-19. Trong đó, yếu tố chính vẫn là đoàn kết và sự tin tưởng của người dân vào Chính phủ.
Mấy hôm trước, trên trang Facebook cá nhân, ca sĩ Trọng Tấn khởi động chiến dịch “Trọng Tấn và những người bạn” nhằm quyên góp gạo hỗ trợ người nghèo vượt qua thời điểm khó khăn của dịch bệnh. Sau hơn 1 tuần phát động với sự chung tay của cộng đồng, anh đã quyên góp được hơn 15 tấn gạo.
Dự kiến, ngày 20-4, những hạt gạo nghĩa tình này sẽ được phát cho người nghèo tại số 1 Nguyễn Quý Đức, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trong suốt thời gian diễn ra dịch bệnh, ca sĩ Thái Thuỳ Linh tất tả với các dự án thiện nguyện của riêng mình. Đầu tiên là chương trình “Khẩu trang N95 cho bác sĩ”, tiếp đến là “Điệp vụ âm thầm” - cô cùng những người bạn để ý đến những chi tiết nhỏ nhặt nhưng vô cùng quan trọng là dao cạo râu hay quần áo lót tặng cho bệnh nhân ở Bệnh viện Bạch Mai trong những ngày bệnh viện bị cách ly.
Còn nhiều nữa những tấm lòng nghệ sĩ như Hà Anh Tuấn, Hồ Ngọc Hà… những người đầu tiên đứng lên quyên góp, tặng các phòng áp lực âm cho bệnh viện tuyến đầu điều trị bệnh nhân Covid-19. Những Quang Đăng, Erik, Min, Khắc Hưng hay là Minh beta, Thiện Hiếu… với những tác phẩm của mình, họ đã làm nên nhưng tác phẩm trẻ trung, thú vị nhưng lại vô cùng hiệu quả trong công tác tuyên truyền.
“Vũ điệu rửa tay” của Quang Đăng trên nền nhạc “Ghen Covy” của Khắc Hưng, đã tạo thành trào lưu, thành cơn sốt trên toàn thế giới. Hình ảnh Việt Nam lạc quan, quyết tâm chiến thắng dịch bệnh đã là một thông điệp lớn gửi ra thế giới.
Những chiếc máy ATM “kỳ lạ” chỉ nhả ra gạo cũng là hình ảnh đặc biệt xúc động trong mùa dịch này. Nó được sáng chế ra bằng tình yêu, sự cảm thông và chia sẻ với những người nghèo, những người mà vì dịch bệnh đã phải dừng cuộc mưu sinh vốn xưa nay chưa bao giờ là dễ dàng. Tục ngữ Việt Nam xưa có câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no” là vì thế.
Dịch bệnh với những tác hại khôn lường đã làm ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế của cả thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật. Sau dịch bệnh rất có thể là thất nghiệp, nghèo đói, tỷ lệ tội phạm gia tăng, là khó khăn chồng chất. Nhưng có điều, nếu nhìn lại suốt thời kỳ lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước mới thấy, dân tộc Việt Nam là một “dân tộc lạ kỳ”. Chính những thời điểm khó khăn nhất, khi đất nước lâm nguy thì cũng là lúc người dân Việt Nam nắm tay nhau thật chặt cùng vượt qua khó khăn. Bởi lẽ, đoàn kết chính là sức mạnh!
11:24, 16/04/2020
06:00, 16/04/2020
14:31, 15/04/2020