22/11/2024 | 06:34 GMT+7, Hà Nội

Chủ quan không tiêm phòng dại khi chó cắn, bác sĩ thú y tử vong

Cập nhật lúc: 05/06/2018, 23:30

Sau khi bị chó cắn, một nữ bác sĩ thú y chỉ sát trùng, rửa vết thương mà không tiêm phòng dại. Không lâu sau đó, bác sĩ này đã lên cơn dại và tử vong.

Thông tin từ Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vừa có thêm một bệnh nhân tử vong do bệnh dại, trong hai tuần vừa qua đã có hai bệnh nhân bệnh dại tử vong.

Bệnh nhân mới tử vong do bệnh dại là một nữ bác sĩ thú y, chị Phạm Thị C. (24 tuổi, ở Phú Xuyên, Hà Nội, hiện đang làm việc cho một phòng khám thú y ở Phú Thọ).

Theo người thân bệnh nhân kể lại, trước nhập viện khoảng 6 tuần, chị C. bị chó ốm cắn vào bàn tay phải trong lúc làm việc. Sau khi bị cắn, bệnh nhân đã sơ cứu, rửa vết thương, sát trùng. 4 ngày sau khi cắn chị C., con chó chết. Tuy nhiên nữ bác sĩ thú y vẫn không tiêm phòng vắc xin dại vì chị chẩn đoán chó chết do bị viêm đường hô hấp trên.

Trước khi vào viện 1 ngày, bệnh nhân C. có biểu hiện đau nhức chỗ bị chó cắn và vùng vai phải, tê bì chân tay, sau đó lan ra toàn thân, kèm cảm giác khó thở, sợ gió, sợ nước nên gia đình đưa đến bệnh viện.

Chủ quan không tiêm phòng dại khi chó cắn, bác sĩ thú y tử vong

Vết cắn trên tay bệnh nhân

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Trưởng khoa Truyền nhiễm, bệnh nhân được chuyển đến khoa Truyền nhiễm lúc 20h ngày 3/6. Tại thời điểm đó, bệnh nhân có những tình trạng điển hình của bệnh dại như tỉnh táo, tiếp xúc được nhưng hốt hoảng, vật vã, sợ gió, sợ nước, có tiếng thít thanh quản khi uống nước, rối loạn thần kinh thực vật, nhịptim nhanh 140 lần/ phút.

Sau chưa đầy một ngày nhập viện, bệnh đã diễn biến rất nhanh, bệnh nhân bị ngừng tim, ngừng tuần hoàn vào sáng 4/6. Sau khi được cấp cứu, nhịptimcủa bệnh nhân đã đập trở lại nhưng tình trạng nặng nên gia đình đã xin cho bệnh nhân về nhà và tử vong lúc 10h sáng ngày 4/6.

Được biết, 2 người khác cũng từng bị con chó này cắn, tuy nhiên, sau khi bị cắn đã đi tiêm phòng đầy đủ nên thoát chết.

“Điều đau xót nhất, đáng tiếc nhất là bệnh nhân không tiêm phòng ngay sau khi bị chó cắn. Vì nếu tiêm phòng chị sẽ được bảo vệ, không chết vì bệnh dại. Còn một khi đã lên cơn dại thì không có cách gì cứu chữa được. Bệnh dại khi đã có triệu chứng (dại lên cơn) thì tử vong chắc chắn 100%”, PGS Cường nói.

Cho đến nay, bệnh dại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.Tiêm vắc xin dự phòng bệnh dạisau phơi nhiễm là bắt buộc nếu bị chó, mèo hay các động vật khác bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn.

Trước đó, tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, 2 bé trai người dân tộc cũng đã tử vong sau khi nhập viện vài ngày vì bị chó dại cắn.