22/01/2025 | 08:16 GMT+7, Hà Nội

Câu chuyện về tiền bạc và hôn nhân

Cập nhật lúc: 21/08/2019, 10:46

Khi hai người quyết định về một nhà, đồng nghĩa với việc lựa chọn một cuộc sống mới nhiều trách nhiệm hơn, chấp nhận hi sinh những thú vui riêng để cùng vun đắp cho hạnh phúc chung.

Và một trong những đảm bảo quan trọng cho bất cứ cặp vợ chồng son nào, chính là sử dụng hiệu quả quỹ chung.

Nhìn gương mặt rạng rỡ của Hạnh hôm nay, khó ai hình dung được chỉ mới vài tháng trước, cô gái trẻ ấy đã tưởng như bế tắc với cuộc sống hôn nhân. Số là vợ chồng Hạnh cưới cũng được hơn 2 năm, cả hai đều có công việc ổn định, lương tuy không cao nhưng cũng đủ sống. Vậy mà có những chuyện chỉ khi bước chân vào cuộc hôn nhân, người ta mới thấy nó trở thành vấn đề.

Đầu đuôi chỉ vì Thành, chồng Hạnh vốn là người chí thú làm ăn và rất yêu vợ nhưng anh sống phóng khoáng, lại hay cả nể nên không bao giờ so đo tính toán chuyện tiền bạc với bạn bè. Lương của anh ngoài khoản đưa vợ thì chính anh cũng chẳng biết mình đã xài vào việc gì mà vèo cái đã hết. Tháng nào cũng nghe Hạnh than phải chắt bóp chi tiêu mà vẫn không dư được đồng nào, Thành chỉ biết cười trừ. Ban đầu còn nhẹ nhàng, dần thành những trận cãi vã, đỉnh điểm là hồi Tết về quê nội, mẹ Thành nhắc chuyện sinh con, Hạnh như được dịp trút mọi ấm ức, kể tội “ảnh lo gì nhà cửa đâu, có con rồi lấy gì nuôi”.

Sau bữa đó, Thành suy nghĩ nhiều. Anh nhận ra trước giờ mình ít để ý việc chi tiêu, từ khi cưới lại càng ỷ vào Hạnh. Lương được 10 triệu anh đưa vợ 6 triệu, Hạnh cũng không kêu ít, anh biết tính cô tằn tiện, dù lương chỉ bằng một nửa anh nhưng vẫn góp chung 3 triệu mỗi tháng. Vậy vấn đề thực sự của vợ chồng anh là gì? Vì sao mãi vẫn không có khoản dư?

Thành đọc nhật ký chi tiêu của Hạnh mà chóng mặt, thiết nghĩ, vấn đế lớn nhất của vợ chồng anh chính là không thể kiểm soát chính xác chi tiêu hàng tháng khi mà Thành hay vung tay quá trán còn vợ anh lại không thể nhớ và ghi chép tất cả các khoản chi hàng ngày vì công việc trông trẻ của cô đã quá mệt. Do đó, hai vợ chồng thật sự cần một công cụ vừa giúp Hạnh đỡ nhức đầu, vừa hạn chế thói xài tiền tùy tiện của anh.

Anh nảy ra ý tưởng “giúp vợ” bằng cách mở một thẻ tín dụng, vừa giải quyết vấn đề tiền bạc của gia đình, lại có thể chủ động hơn trong việc mua sắm khi cần thiết. Vô tình nhìn thấy quảng cáo về thẻ tín dụng FE Credit, anh đã đăng ký thử và nhận được ngay thẻ kỹ thuật số trên ứng dụng điện thoại để chi tiêu trong khi chờ thẻ cứng được giao tới. Với ứng dụng thẻ này, vợ anh còn được thông báo hàng loạt chương trình ưu đãi mua sắm đang diễn ra và dễ dàng thanh toán ngay hóa đơn điện, nước, nạp tiền điện thoại, đặt vé tàu xe và vé xem phim ngay trên ứng dụng cũng như kiểm tra chi tiêu mọi lúc mọi nơi.

Thêm một lý do vô cùng thuyết phục nữa là thẻ tín dụng của FE Credit cho phép miễn lãi trong vòng 45 ngày và phí thường niên chỉ có 99.000 đồng. Hai vợ chồng tự nhiên sẽ có một tháng tiền “ứng trước” để chi dùng, khác nào một khoản dự phòng mà cả hai không phải bỏ vào đồng nào.

Từ sao kê thẻ tín dụng được hai vợ chồng dùng làm quỹ chung, Hạnh dễ dàng theo dõi những khoản ngoài kế hoạch dựa trên các thông báo giao dịch tự động gửi về điện thoại. Nhờ vậy, hai vợ chồng thấy rõ thói quen chi tiêu của mình để từ đó cân đối lại cho hiệu quả.

Chưa kể, FE Credit còn cho phép chủ thẻ tự thiết kế thẻ của mình thông qua tính năng Selfie Plus. Còn gì ý nghĩa hơn khi hình ảnh hạnh phúc của hai vợ chồng luôn được lưu giữ trên chiếc thẻ. Kể từ ngày mở thẻ, hai vợ chồng cũng để dành được một khoản nho nhỏ. Cứ theo đà này, chắc Tết sang năm mẹ Thành sẽ không phải nhắc con dâu tính chuyện con cái nữa.

Nguồn: http://dothi.reatimes.vn/cau-chuyen-ve-tien-bac-va-hon-nhan-20190821090019773.html