22/01/2025 | 14:45 GMT+7, Hà Nội

Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trong ngành nông nghiệp

Cập nhật lúc: 20/01/2023, 13:45

Phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng - an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo là điều Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng.

Nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông nghiệp

Phát triển kinh tế biển trong Ngành nông nghiệp nghiệp theo hướng hiện đại nhằm nâng cao đời sống nông dân, phát triển đất nước, qua đó, khẳng định nông nghiệp không chỉ đóng vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, mà đang dần trở thành ngành kinh tế năng động, phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế thế giới.

Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại nhằm nâng cao đời sống nông dân, phát triển đất nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Qua đó, khẳng định nông nghiệp không chỉ đóng vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, mà đang dần trở thành ngành kinh tế năng động, phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế thế giới; đời sống người dân không ngừng được nâng cao, kinh tế nông thôn phát triển tích cực...

Tuy nhiên, đến nay, kinh tế nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa phát huy hết hiệu quả và cần tiếp tục có nhiều giải pháp mới triển khai quyết liệt đồng bộ hơn nữa trong thời gian tới.

Trong bối cảnh khó khăn chung, năm 2022 ngành nông nghiệp đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các giải pháp và "đổi mới tư duy" để vượt qua khó khăn, thách thức từ các "tình huống bất bình thường" của thực tiễn sản xuất, kinh doanh nhằm đạt các mục tiêu phát triển.

Về kinh tế biển, nhìn chung, quy mô còn nhỏ bé và đang ở trình độ thấp, chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế biển của nước ta. Nếu so với các nước trên thế giới và khu vực thì Việt Nam còn yếu kém về nhiều mặt.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn bộ 6/6 chỉ tiêu của ngành được Chính phủ giao đều đạt và vượt kế hoạch: Tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3,36% là mức cao nhất trong nhiều năm gần đây (Chính phủ giao 2,5-2,8%); kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 53,22 tỷ USD (Chính phủ giao 50 tỷ USD), thặng dư thương mại đạt 8,5 tỷ USD, chiếm hơn 75% tổng giá trị xuất siêu của toàn nền kinh tế; tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới 73,06% (Chính phủ giao 73%) và 255 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (Chính phủ giao 235 đơn vị); số xã đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới đạt 78% (Chính phủ giao 77%); ty lệ che phủ của rừng đạt 42,02%.

Trong năm 2023, ngành nông nghiệp tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Coi trọng, làm tốt công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức, cán bộ, thực hiện nghiêm các nghị quyết của Trung ương về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW của Trung ương.

Khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định số 105/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT, khẩn trương ổn định tổ chức, sắp xếp lại cả 4 tổng cục. Đẩy mạnh cải cách hành chính, công vụ, công chức. Tăng cường công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Tầm nhìn, định hướng và giải pháp phát triển

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách, trong đó có nhiệm vụ tham gia xây dựng, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai, các chiến lược, quy hoạch, nhất là các quy hoạch ngành quốc gia - phải coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Có giải pháp cụ thể để kịp thời tháo gỡ các nút thắt về chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận đất đai, tín dụng, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp hàng hóa và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh xã hội hóa, phân cấp mạnh mẽ về cho địa phương, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ cấu lại ngành theo 3 nhóm trục sản phẩm chủ lực, theo các ngành, lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất theo vùng; thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP để góp phần thúc đẩy sản xuất lớn, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, phát triển khoa học công nghệ, phát triển các vùng chuyên canh nông sản hàng hoá chất lượng cao trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng.

Tổ chức lại sản xuất, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả gắn với quá trình chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển mạnh mẽ, hợp lý, phù hợp, phát triển hệ thống hợp tác xã, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; tổng kết lý luận về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tổng kết thực tiễn, bám sát thực tiễn, nhu cầu của thị trường, nhân rộng các mô hình hiệu quả cao, những cách làm hay để điều chỉnh sản xuất phù hợp nhằm mang lại giá trị gia tăng và thu nhập cho người sản xuất.

Đẩy mạnh cơ giới hóa, chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, thông minh trong sản xuất nông nghiệp; phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch; phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, tăng tỉ trọng chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho người nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp; phát triển các cụm liên kết sản xuất gắn với vùng nguyên liệu, các hình thức hợp tác liên kết sản xuất, chế biến kết nối với hệ thống tiêu thụ trong nước và quốc tế.

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; đẩy mạnh phát triển điện sinh khối, bán tín chỉ carbon... Theo dõi diễn biến thời tiết, thiên tai, cần chủ động chỉ đạo sản xuất và triển khai công tác phòng, chống thiên tai bảo đảm kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc ga xây dựng nông thôn mới; xây dựng nông thôn mới phải đi đôi với tạo điều kiện phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của từng vùng miền, gắn với đô thị hóa, tránh làm theo phong trào, hình thức, lãng phí, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/can-day-manh-phat-trien-kinh-te-bien-trong-nganh-nong-nghiep-75129.html