22/11/2024 | 03:43 GMT+7, Hà Nội

Căn bệnh cướp đi mạng sống của Diva Aretha Franklin tại sao lại khó chữa?

Cập nhật lúc: 17/08/2018, 13:41

Nữ Diva nổi tiếng của làng nhạc Mỹ, Aretha Franklin vừa qua đời vì căn bệnh ung thư tuyến tụy. Với nhiều người, căn bệnh này có thể vẫn còn lạ lẫm nhưng thực tế thì căn bệnh này được xếp top nguy hiểm khi rất khó chữa trị.

Ung thư tụy nguy hiểm thế nào?

Tin tức “Nữ hoàng nhạc soul” Aretha Franklin chết vì ung thư tuyến tụy đã khiến nhiều người tiếc nuối. Diva lừng danh người Mỹ được rất nhiều người hâm mộ.

Đáng tiếc là chỉ một thời gian ngắn sau khi bệnh tình chuyển hướng xấu, nữ ca sĩ đã qua đời tại nhà riêng. Aretha Franklin ra đi ở tuổi 76 vì căn bệnh ung thư tuyến tụy.

Dù y học ngày càng tiến bộ thì ung thư tuyến tụy vẫn đứng thứ 3 trong những ung thư nguy hiểm nhất. Bệnh này rất khó chữa trị. Chỉ có khoảng 20% bệnh nhân sống được trong 1 năm sau khi bị chẩn đoán bệnh, 7% sống được thêm 5 năm.

Danh ca

Danh ca Aretha Franklin.

Do tuyến tụy nằm sâu trong cơ thể cho nên bệnh ung thư này phần lớn rất khó chẩn đoán sớm. Vào thời điểm bệnh đã được phát hiện thì nó thường đã di căn và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và trở nên khó điều trị.

Chức năng của tuyến tụy là sản xuất các enzym tiêu hóa thức ăn để tạo ra insulin và glucodone, các hormone tiêu hóa và xử lý thực phẩm. Tuy nhiên, nó chỉ cần thiết để tiêu hóa chứ không phải một phần của hệ thống tiêu hóa. Vì thế, nếu cơ thể có một khối u tuyến tụy thì quá trình tiêu hóa vẫn diễn ra bình thường.

Các khối u sẽ chỉ chặn ở bụng và khiến bạn thi thoảng đau vùng bụng. Bạn sẽ chỉ có thể phát hiện khi chụp CT ổ bụng.

Hiện tại, không có xét nghiệm sàng lọc ung thư tuyến tụy. Phương pháp hóa trị lại không có tác dụng nhiều đối với bệnh ung thư này. Các bác sĩ chỉ có thể thay đổi nội tiết và thay đổi các chức năng bình thường của cơ thể.

Nguyên nhân ung thư tụy

Mặc dù nữ danh ca Franklin có đủ tiền bạc và quyền lực nhưng vẫn không tránh khỏi móng vuốt tử thần bệnh ung thư. Bà đã được chấn đoán có một khối u trong tụy vào năm 2010 và sống được thêm 8 năm.

Ung thư tuyến tụy rất khó chữa trị.

Ung thư tuyến tụy rất khó chữa trị.

Lối sống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, trực tiếp gây bệnh ung thư tụy. Trong cuốn tự truyện năm 1999, Franklin đã thú nhận bà mắc chứng nghiện thuốc lâu năm.

Hơn nữa, bà cũng lạm dụng rượu để giải sầu và cơ thể thừa cân quá nhiều dẫn đến bệnh tiểu đường nặng. Tất cả các nguyên nhân đó gây ra bệnh ung thư tuyến tụy.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây ra ung thư tuyến tụy, dù là người khỏe mạnh, nên dành thời gian tìm hiểu thêm về những thông tin đã được liệt kê ở trên.

Tự bản thân mỗi người phải thiết lập một lối sống lành mạnh, quy củ, điều độ, thì mới có thể phòng tránh được ung thư tuyến tụy tấn công.