22/11/2024 | 11:03 GMT+7, Hà Nội

Cách làm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng đủ và đúng nhất

Cập nhật lúc: 22/02/2016, 08:00

Ngày rằm tháng Giêng, các gia đình thường thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình trong năm tới.

Lễ cúng gia tiên vào giờ Ngọ. Cúng Phật là mâm lễ chay và cúng gia tiên là mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết.

Mâm lễ chay cúng phật gồm có:

Hoa quả. Chè xôi.

Các món đậu.

Mâm lễ chay cúng Phật trong ngày rằm tháng Giêng

Canh xào không thêm nhiều hương liệu.

Bánh trôi nước.

Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành.

Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Mâm lễ mặn cúng gia tiên gồm có:

5 lạng thịt vai luộc; 1 bát canh măng; 1 đĩa xào thập cẩm; 1 đĩa nem; 1 đĩa rau xào; 1 đĩa giò; 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả. Tùy theo sự sáng tạo của mỗi gia đình để làm sao mâm cúng trở nên đầy đủ và tinh tươm nhất.

Với mâm cỗ cúng gia tiên, mâm cỗ cúng gia tiên thường là mâm lễ mặn, khá giống mâm cỗ ngày Tết.

Mâm cỗ mặn thường có 4 bát, 6 đĩa. Tổng cộng là tròn 10 món. Những món ăn trong mâm cỗ cúng cũng thể hiện những ước mong riêng của người Việt.

Bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài; thịt lợn đã chế biến thuộc về âm, dưa hành rau củ thuộc về dương, âm dương hài hòa tượng trưng cho sự phát triển. Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày.  

Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở. Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.

Mâm lễ mặn cúng gia tiên trong ngày rằm tháng Giêng

Văn khấn Tết nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

- Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

- Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

- Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ...............................................

Ngụ tại:........................................................................

Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)./.