Cách chống nóng ngày hè giúp trẻ phòng ngừa bệnh tật
Cập nhật lúc: 26/04/2019, 08:00
Cập nhật lúc: 26/04/2019, 08:00
Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, vì thế khó chống đỡ trước các tác nhân bất lợi và kịp thích ứng khi môi trường, thời tiết thay đổi.
Nắng nóng tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn lên men, virus phát triển, thức ăn dễ ôi thiu gây cho trẻ các bệnh về tiêu hóa, tay chân miệng... Ở một số vùng dân trí thấp, nhiều người vẫn giữ thói quen ủ ấm, quấn chặt cho trẻ sơ sinh, kể cả khi trời nóng bức, dễ khiến trẻ quá nóng nực mà sinh bệnh, sốt.
Tốt nhất cha mẹ nên chọn quần áo chất liệu tốt, có khả năng thấm hút mồ hôi. Mặc cho trẻ phù hợp với nhiệt độ môi trường. Trong một ngày, có thể trưa và chiều nóng nhưng buổi đêm về sáng vẫn hơi lạnh nên cha mẹ cần chú ý tắt quạt hoặc đắp thêm chăn mỏng hay khăn cho trẻ. Ở trẻ sơ sinh, quấn, ủ quá nhiều có thể khiến bé quá nóng, khó chịu, quấy khóc, thậm chí ngứa ngáy, mệt, sốt.
Cho trẻ uống nhiều nước trong ngày, có thể thay thế bằng nước cam, chanh, sinh tố để tăng sức đề kháng cho bé. Nếu trẻ dưới 6 tháng, bạn nên cho trẻ bú nhiều lần để bổ sung nước và các chất dinh dưỡng.
Dù sử dụng điều hòa hay quạt làm mát, cha mẹ không nên cho trẻ nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp.
Nếu dùng điều hòa, nên để ở nhiệt độ vừa phải, khoảng 28-29 độ với trẻ 1-2 tháng tuổi, 30 độ với trẻ đẻ non, 26-27 độ với trẻ 3-4 tháng trở lên. Không để trẻ đột ngột vừa ở trong điều hòa lạnh ra ngoài trời nắng nóng.
Khi dùng quạt, tránh để luồng gió xối thẳng vào mặt trẻ. Có thể hướng quạt vào tường, phía chân của bé khi ngủ, để hơi mát lan tỏa ra xung quanh.
09:23, 26/04/2019
07:01, 25/04/2019
14:00, 23/04/2019