Cách chế biến rau rừng dân dã mà đưa cơm
Cập nhật lúc: 12/08/2020, 08:01
Cập nhật lúc: 12/08/2020, 08:01
Còn được gọi là rau ngót rừng, đây là đặc sản của các vùng núi cao, được dùng chế biến nhiều món ăn rất ngon. Cách chế biến rau rừng này cũng vô cùng đơn giản.
Rau sắng có vào mùa xuân, khoảng tháng 2 bắt đầu ra đọt và tháng 3, tháng 4 lá xòe tốt tươi. Mùi vị của loại rau này rất đậm đà, chỉ cần một vài cọng cũng đủ nấu.
Lá rau sắng có thể nấu canh suông hoặc cùng với thịt đều ngon. Quả của cây rau này còn được xào với thịt bò, hạt khi chín lại được dùng để ninh xương rất thơm, ngon và bùi.
Điều đặc biệt ở rau sắng là không cần nêm mì chính hay bột nêm món ăn cũng đã đủ vị ngọt mát. Ngoài việc làm món ăn thì loại rau này còn dùng để chế ra nhiều bài thuốc quý chữa bệnh.
Là đặc sản của vùng cao nguyên rừng núi, nó thuộc họ dương xỉ nhưng nhỏ hơn, mọc hoang dại nơi bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm ướt cao và tránh ánh nắng mặt trời.
Cách chế biến rau rừng này là làm thành những món khá đơn giản như nộm rau dớn gà xé và rau dớn xào mẻ, thịt bò. Cách làm nộn rau dớn cũng không khác các loại nộm khác là bao, chỉ cần luộc qua loại rau này, cho thêm gừng, tỏi, lạc rang cùng các loại gia vị là đã có một đĩa nộm rau dớn gà xé thơm ngon.
Món rau dớn xào thịt bò cũng vậy, công đoạn chuẩn bị giống các món xào khác. Ở món này, rau dớn nên xào vừa chín tới, khi rau vừa chín hẵng rưới nước cốt mẻ vào đảo đều cùng thịt bò trong hai phút và trút rau ra đĩa.
Người M'nông chế biến chùm mây thành nhiều món ăn khoái khẩu. Họ chọn loại đọt non, ngọt, sau đó luộc chín rồi thái mỏng hoặc đập dập trộn với thịt lợn nạc hay thịt ba chỉ, thêm ớt xanh, muối, mì chính, rau thơm… trộn đều cho ra món nộm đọt mây rất khoái vị.
Những quả non của song mây hay cây móc còn được dùng để nấu cháo, nấu canh. Đầu lưỡi sẽ đắng ngắt nhưng sau lại có vị mát, ngọt rất sâu.
Rau bép mọc tập trung tại một số khu rừng phía Nam, nhiều nhất ở Lâm Đồng, có thể cho hái lá quanh năm. Nhưng rau mọc nhiều và cho ngọn, lá đẹp nhất là vào mùa mưa.
Những lá bép ở gần phần ngọn tươi, non, khi nấu có những hương vị ngọt, thơm rất đặc trưng. Tùy theo sở thích của mỗi người mà có thể chế biến rau bép thành những món ăn khác nhau.
Riêng ở Lâm Đồng, món rau bép truyền thống là nướng rau bép trong ống nứa. Sau khi nướng, họ giã nhuyễn cũng gạo tấm ngâm sẵn và viên tròn cho vào nồi hấp, đem ra phơi từ 2 – 5 nắng rồi cất nấu dần cùng lươn, cá suối hay thịt.
Món ăn này có mùi vị đậm đà, ngọt bùi khó quên, đặc biệt trong các dịp lễ hội, rau bép như một món đặc sản của núi rừng để tiếp đãi khách khứa và bạn bè.
02:27, 11/10/2017
21:01, 17/09/2017
21:00, 16/09/2017
21:01, 10/09/2017
01:01, 10/09/2017
07:20, 01/09/2017