18/01/2025 | 14:56 GMT+7, Hà Nội

Cách cấp cứu nhanh các bệnh thường gặp ảnh hưởng đến tính mạng

Cập nhật lúc: 08/09/2015, 02:31

Trong cuộc sống hàng ngày có một số tình huống xảy ra ngay cạnh bạn mà nếu bạn lúng túng chỉ trong vài phút thôi cũng sẽ không thể cứu được người bệnh. Hãy vì an toàn của bản thân và mọi người xung quanh để trang bị các kiến thức cơ bản về sơ cứu và cấp cứu.

Trong một vài trường hợp khẩn cấp như hóc xương, bị bắn axit, bị bỏng, ngạt thở ... nếu được sơ cứu và cấp cứu đúng cách trong thời gian ngắn có thể giữ được tính mạng của người bệnh. Nếu như chúng ta không có các kiến thức y tế cơ bản thì việc vận chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế sẽ gia tăng thêm nguy hiểm cho họ. 

Bởi vậy nắm được biểu hiện bệnh và biết cách sơ cứu, cấp cứu ngay khi xảy ra tình huống nguy hiểm là cách bảo vệ an toàn cho bản thân bạn và những người xung quanh. 

1. Bị hóc xương cá

Dùng 1 nhánh tỏi nhét vào mũi bên trái nếu bị hóc xương bên họng phải và ngược lại. Sau đó bịp chặt mũi bên phải rồi thở bằng miệng.

Giữ nguyên tư thế đó trong 1-2 phút, bạn sẽ bắt đầu hắt hơi và nôn ra xương cá.

Ngoài ra có thể xử lý theo các cách khác: tại đây 

2. Bị co giật

Tình huống này rất nguy hiểm nếu bạn không xử lý nhanh sẽ khiến người bệnh cắn vào lưỡi. Khi bị co giật nhanh chóng lấy khăn mềm nhét vào miệng để tránh cắn vào lưỡi sau đó đặt gối xuống dưới đầu người bệnh đồng thời đưa đến bệnh viện ngay sau đó.

3. Bị bỏng

 

Hãy để vết bỏng dưới vòi nước chảy trong 5 - 10 phút.

Hãy để vết bỏng dưới vòi nước chảy trong 5 - 10 phút.

 

Bị bỏng nước hoặc bỏng lửa bạn cũng nên nhanh chóng xả vết thương trực tiếp dưới vòi nước chảy khoảng 5 phút sau đó hãy thoa thuốc trị bỏng chuyên dụng.

Trường hợp bỏng nặng nên đưa đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời. Không bôi kem đánh răng, các loại dầu tự chế ... lên vết bỏng. 

Tham khảo thêm cách xử lý vết bỏng: tại đây 

4. Bị bong gân, gãy xương

Nhanh chóng lấy khăn mát hoặc đá lạnh để chườm lên vùng bị thương khoảng 15 phút để giảm đau và bớt sưng tấy sau đó mới đến bước xử lý bằng thuốc hoặc di chuyển tới các cơ sở y tế. 

5. Bị rắn cắn

Khi bị rắn cắn chưa xác định được là rắn độc hay rắn lành thì bạn nên nhanh chóng dùng caro buộc phía trên vết thương chừng 3-5cm để tránh độc tố của rắn theo đường máu chạy khắp cơ thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

 

Khi bị rắn cắn, hãy buộc garo

Khi bị rắn cắn, hãy buộc caro phía trên vết thương để tránh độc tố lan khắp cơ thể. 

 

6. Chảy máu cam

Nhanh chóng cúi đầu về phía trước và dùng tay bị chặt mũi, thở bằng miệng. Sau 10 phút máu sẽ ngừng chảy. nếu máu chưa ngừng chảy nên bóp lại cánh mũi và làm như vậy 1 lần nữa sau đó đến bệnh viện để kiểm tra.

7. Ngón tay, ngón chân bị dập

Nhanh chóng nâng cao ngón tay hay ngón chân bị thương lên để giảm đau và phù nề đồng thời kê cao bàn tay hay bàn chân lên sau đó dùng đá lạnh để chườm vết thương.

Tiếp đến nên đưa người bị nạn đến bệnh viện để kiểm tra độ tổn thương bên trong và có cách xử lý kịp thời.

8. Axit dính vào cơ thể

 

Khi bị nuốt axit, sơ cứu bằng cách uống lòng trắng trứng và tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Khi bị nuốt axit, sơ cứu bằng cách uống lòng trắng trứng và tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

 

Đây là tình huống vô cùng nguy hiểm vì thế phải nhớ rõ nguyên tắc xử lý khi dính axit là "càng nhanh càng tốt" 

Khi bị axit bắn vào mắt, hãy bình tĩnh và nhanh chóng lấy 1 bát nước sạch để rửa mắt liên tục trong 15 phút. Nên nhớ phải thay nước liên tục trong thời gian rửa mắt. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ axit ra khỏi mắt. Sau đó hãy đến gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu trường hợp bị dính axit vào vùng da khác trên cơ thể hãy nhanh chóng dội nước lạnh hoặc nhúng toàn bộ vùng da ấy vào nước sạch, để nguyên quần áo và liên tục ngâm nước để axit hút nước, tránh làm tổn thương tới da. Sau khoảng 5 - 10 phút thì tới cơ sở y tế để được xử lý. 

Khi bị nuốt axit thì nên nhanh chóng uống 1 lòng trắng trứng và di chuyển tới bệnh viện. Tuyệt đối không được uống nước hoặc chất dung hòa khác bởi có thể gây chướng khí làm giãn dạ dày cấp hoặc có thể thủng dạ dày và ống tiêu hoá.