24/11/2024 | 07:24 GMT+7, Hà Nội

Cách cách giảm tác hại khi dùng điều hòa

Cập nhật lúc: 15/06/2015, 15:47

Đau họng, sổ mũi, đau đầu và khô da là một trong những triệu chứng dễ mắc phải khi sử dụng điều hòa vào thời tiết nắng nóng. Bạn nên biết cách sử dụng điều hòa hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

1. Cách dùng điều hòa cho phòng có trẻ nhỏ:

Vị trí lý tưởng để lắp điều hòa là phía bên cạnh giường, tuyệt đối tránh lắp điều hòa ở đối diện hoặc trên đầu giường ngủ. Điều này sẽ khiến cho gió điều hòa thổi thẳng vào đầu và mặt bạn. 

Không nên để luồng gió của điều hòa thổi trực tiếp vào cơ thể bạn

Không nên để luồng gió của điều hòa thổi trực tiếp vào cơ thể bạn

Khi trong phòng có trẻ nhỏ, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ từ 27 - 29 độ (tùy theo công suất của điều hòa). Sau khi phòng đã mát, nên chuyển chế độ quạt gió sang tự động (Auto) và điều chỉnh quạt gió đứng lại, chiếu chếch lên phía trên cao của phòng chứ không nên để quạt di chuyển. 

Hãy nhớ đắp một chiếc chăn mỏng cho trẻ từ đầu gối đến hết ngực để đảm bảo gió không thổi trực tiếp lên người trẻ, nhất là khi nhiệt độ ngoài trời tăng dần về sáng.

Cùng với đó, các cha mẹ nên chú ý duy trì độ ẩm trong phòng đạt mức 60-70% (có thể xác định được bằng đồng hồ đo độ ẩm) để tránh cho da trẻ trẻ bị khô, cơ thể bị thiếu nước suốt một đêm dài. 

Nên mở cửa phòng khi tắt điều hòa để không khí lưu thông tốt và có không khí tươi tràn vào phòng sau một thời gian dài đóng kín.

2. Cách dưỡng da trong phòng điều hòa

Tăng độ ẩm trong phòng bằng cách đặt 1 chậu nước trong phòng khi bật điều hòa hoặc đặt máy phun sương mini để duy trì độ ẩm. 

Nên đặt máy phun sương mini trong phòng điều hòa

Nên đặt máy phun sương mini trong phòng điều hòa

Nên bôi kem dưỡng da để tăng khả năng giữ ẩm cho da. 

Uống đủ nước, mỗi ngày chúng ta cần khoảng 2l nước. Nếu bạn ngồi điều hòa nhiều thì nên uống nhiều nước hơn nữa, từ 2,5l- 3l/ ngày. 

Tốt nhất khoảng 2 – 3 giờ, bạn nên ra ngoài nhiệt độ bình thường trong khoảng 15p - 30 p để da không bị khô và cổ họng không bị nhiễm lạnh sâu.

3. Tránh cơ thể bị sốc nhiệt 

Chúng ta nên hạn chế ngồi trong phòng điều hòa với nhiệt độ quá chênh lệch với môi trường, giảm đến mức tối đa thời gian ngồi điều hòa.

Nhiệt độ trong phòng điều hòa chỉ được thấp hơn nhiệt độ ngoài trời tối đa là 10 độ C. Bạn nên trang bị nhiệt kế để đo nhiệt độ thực trong phòng vì nhiệt độ hiện trên điều khiển điều hòa là độ lạnh mà điều hòa sản xuất ra. 

Các gia đình nên lưu ý tạo ra một "không gian đệm" trước cửa phòng, để cơ thể không bị kích thích đột ngột trước sự chênh lệch nhiệt độ khi bước ra khỏi phòng có sử dụng máy lạnh.

Bạn có thể tắt điều hòa để giảm sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trước khi ra khỏi phòng.