Cách ăn các loại hoa quả nóng vào mùa hè tránh nổi mụn
Cập nhật lúc: 05/07/2019, 10:07
Cập nhật lúc: 05/07/2019, 10:07
Quả mít
Ảnh minh họa |
Mít là món ăn vặt khá được yêu thích vì trong mùa hè vì hương thơm và vị ngon ngọt của nó. Đồng thời, mít rất giàu vitamin C nên tốt cho tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều mít. Bởi mít có chứa nhiều đường, ăn 300g mít, hoặc vải, nhãn, thì cũng tương đương với 1 bát cơm. Ngoài ra, những người sức khỏe yếu ăn nhiều mít cũng dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp. Ăn mít vào mùa hè nắng nóng có thể gây mụn nhọt, nóng trong.
Ăn đúng cách: Bạn nên kiềm chế và ăn mít vừa phải, không nên ăn nhiều cùng lúc và liên tục. Nên hạn chế ăn mít nhất là lúc tiết trời oi bức.
Quả nhãn
Ảnh minh họa |
Nhãn là một loại trái cây phổ biến vào mùa hè, có vị ngọt thanh, rất dễ ăn. Tuy nhiên, ăn nhiều nhãn dễ bị nổi mụn, mẩn ngứa do nhãn có tính nóng. Theo các nhà khoa học, khoảng 300g quả nhãn cung cấp lượng đường tương đương với 1 bát cơm.
Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nhãn. Bởi ăn quá nhiều loại quả này có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, đau bụng, chảy máu… Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường ăn nhiều nhãn cũng dễ gây tăng đường huyết đột ngột, không tốt cho sức khỏe.
Ăn đúng cách: Người bình thường có thể ăn từ 400g – 500g quả chín để cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể.
Quả mận
Ảnh minh họa |
Mận là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng trong mùa hè. Chất carotene trong mận khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt. Mận cũng là loại trái cây rất tốt cho bà bầu.Bạn có thể xem thêm công dụng của mận với bà bầu tại đây
Tuy nhiên, mận có tính nóng, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt, nhất là đối với những người cơ địa có tính nhiệt. Ngoài ra, ăn nhiều mận có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, ảnh hưởng tới dạ dày và men răng.
Ăn đúng cách: Người bình thường nên ăn tối đa 10 quả một ngày để tránh ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Đồng thời, trước khi ăn mận nên ngâm trong nước muối loãng từ 15-20 phút để đảm bảo an toàn.
Quả chôm chôm
Ảnh minh họa |
Chôm chôm là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất nên rất tốt cho sức khỏe vào mùa hè. Thịt trái chôm chôm chứa nhiều vitamin C nên có tác dụng tăng cường mô, củng cố hệ miễn dịch và làm giảm cholesterol “xấu” (LDL cholesterol), phòng ngừa bệnh tim mạch.
Song chôm chôm cũng nằm trong danh sách trái cây có tính nóng. Do đó ăn nhiều chôm chôm sẽ khiến cho cơ thể bạn nóng hơn, dễ nổi mụn nhọt. Bà bầu cũng nên hạn chế ăn chôm chôm.
Ăn đúng cách: Chôm chôm rất nóng nên mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 400 gam.
Quả đào
Ảnh minh họa |
Đào là một loại quả có vị ngọt mát, dễ ăn vào ngày hè. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đào sẽ gây nhiệt quá mức trong cơ thể. Do đó, những người bị khát nước hoặc đau cổ họng không nên ăn quá nhiều đào.
Ngoài ra, theo y học cổ truyền, đào có tính ôn nên ăn nhiều có thể gây hại cho dạ dày, đầy hơi, tức ngực, rối loạn tiêu hóa… Do đó, những người có chức năng dạ dày kém, người già và trẻ nhỏ không nên ăn nhiều.
Ăn đúng cách: Người bình thường cũng chỉ nên ăn khoảng 2 quả đào/ngày.
Quả vải
Ảnh minh họa |
Quả vải được Đông y đánh giá là loại quả tính bình, có tác dụng làm đẹp vào mùa hè. Tuy nhiên, ăn nhiều vải sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe, phát nhiệt, chảy máu cam do trong vải chứa nhiều đường.
Thậm chí, những người bị nóng trong nếu ăn nhiều vải có thể dẫn tới các phản ứng xấu như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh… Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng nên hạn chế ăn vải để phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.
Ăn đúng cách: Người lớn chỉ nên ăn khoảng 5-0 .quả/ lần, trẻ em thì chỉ 3-4 quả một lúc.
Quả xoài
Ảnh minh họa |
Xoài là một loại trái cây bổ dưỡng vào mùa hè. Thường xuyên ăn xoài có thể giúp bạn tăng cường sức đề kháng, bổ trí não, bổ mắt, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân…
Tuy nhiên các loại xoài cát chín mọng có lượng đường cao nên mang tính nóng, ăn nhiều dễ gây sinh nhiệt, mọc mụn, rôm sảy. Đồng thời, người bệnh mới ốm dậy cũng không nên ăn xoài để tránh tiêu chảy, nôn mửa.
Ăn đúng cách: Người bình thường cũng chỉ nên ăn tối đa một trái xoài mỗi ngày.
Quả na
Ảnh minh họa |
Na có mùi rất thơm, vị ngọt lịm, được nhiều người ưa thích vì dễ ăn. Đồng thời, đây là loại trái cây chứa nhiều vitamin C, rất tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một quả na cung cấp đủ 1/5 lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày.
Tuy nhiên, na được coi là một trong số các loại quả gây nóng nhất cho cơ thể và chỉ cần ăn vài quả là có thể đã làm nổi mụn cho một số người vốn sẵn tính nóng trong người. Thậm chí, nhiều người khi ăn na xong sẽ bị táo bón, mọc mụn trên mặt.
Ăn đúng cách: Bạn chỉ nên ăn 400 - 500 gam na mỗi ngày và hạn chế ăn nhiều na vào ngày nắng nóng.
Quả sầu riêng
Ảnh minh họa |
Sầu riêng được mệnh danh là “vua của các loại quả” một phần nhờ nguồn dinh dưỡng phong phú, có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và chữa bệnh cho con người.
Tuy nhiên, do sầu riêng chứa rất nhiều đường và chất béo nên việc ăn nhiều sẽ sinh nhiệt trong cơ thể, gây nóng trong, nổi mụn, và nhiệt miệng. Sầu riêng cũng có thể gây tăng huyết áp và bốc hỏa, đầy hơi, khó tiêu… ở bà bầu. Đặc biệt, bạn không nên ăn sầu riêng khi đang dùng các loại đồ uống có cồn.
Ăn đúng cách: Người bình thường nên ăn tối đa 2 múi sầu riêng/ngày.
Nguồn: https://tbck.vn/cach-an-cac-loai-hoa-qua-nong-vao-mua-he-tranh-noi-mun-41214.html
08:01, 29/06/2019
03:01, 28/06/2019
09:00, 20/03/2019