Các nhãn hàng nổi tiếng thế giới đối mặt với vấn nạn hàng fake thế nào?
Cập nhật lúc: 25/07/2019, 06:00
Cập nhật lúc: 25/07/2019, 06:00
Kể từ năm 1982, hàng hóa bất hợp pháp đã tăng từ 5,5 tỷ đô la lên khoảng 600 tỷ/năm. Bước nhảy này không chỉ làm giảm doanh số bán hàng của các thương hiệu nổi tiếng mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng.
Theo một báo cáo do Liên Hợp Quốc công bố, gần 65% tổng số hàng giả bị thu giữ trên toàn cầu đến từ Trung Quốc. Thực tế là bằng cách gia công sang Trung Quốc, nhiều công ty mất quyền kiểm soát chuỗi cung ứng của chính họ và do đó có nguy cơ rò rỉ sản phẩm.
Hàng giả hàng nhái đã là một vấn đề nan giải trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, những năm gần đây, hàng nhái hàng giả càng tăng lên. Hơn nữa, công nghệ thông tin cũng khiến cho hàng giả càng dễ dàng lan tràn và dễ nhái gần như giống hệt với bản gốc. Từ eBay đến Amazon, hàng fake đang tràn ngập các cửa hàng trực tuyến và các trang web bán hàng.
Tệ hơn nữa là những sản phẩm fake này vẫn ngang nhiên tồn tại, chỉ rất ít bị cơ quan quản lý sờ gáy. Do vậy, các thương hiệu nổi tiếng bắt đầu phải nghĩ cách để kiềm chế nó lại, bởi đó không chỉ là công việc của các cơ quan quản lý.
Nếu không có sự bảo vệ thương hiệu, hàng giả hàng nhái sẽ xuất hiện tràn lan. Hậu quả không chỉ giảm sự đổi mới và bán hàng, tước đi các khoản thu của Chính phủ, khiến công dân phải thêm gánh nặng nộp thuế, làm mất hàng trăm ngàn việc làm hợp pháp và ảnh hưởng nhất là khiến người dùng tiếp xúc với các sản phẩm nguy hiểm.
Alexander Wang: Cuối tháng 8/2017, vụ kiện đình đám của thương hiệu thời trang nổi tiếng sở hữu Adidas đã khiến các nhãn hàng thức tỉnh về việc dám nhái thiết kế của hãng này. Alexander Wang kiện 459 trang bán các sản phẩm fake. Thậm chí còn có web lấy tên miền của nhãn hàng này khiến người dùng khó mà phân biệt (Cheapalexanderwangbag.com). Vụ kiện thành công, Alexander Wang đã được đền bù 90 triệu đô la.
Richemont: Vào tháng 10 năm 2014, Richemont, tập đoàn sở hữu thương hiệu Cartier và Montblanc, đã thắng kiện 5 nhà cung cấp dịch vụ internet của Anh, bao gồm Sky và BT. Richemont đã yêu cầu Sky, BT phải chặn đường truy cập vào các trang web bán hàng giả trực tuyến.
Trong khi đó, nhiều nhà mốt, bao gồm Louis Vuitton và tập đoàn Kering, đã buộc tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, Alibaba phải chịu trách nhiệm về việc hàng giả lan tràn trên trang bán hàng của mình.
Lacoste: Là nhãn hàng kiên trì chiến đấu với nạn chống hàng giả nhất. Trong nhiều thập kỷ họ đã chống lại vấn nạn hàng giả bằng cách tranh thủ sự giúp đỡ của khách hàng qua mục “bảo vệ thương hiệu” trên trang web của công ty. Mục này để thông báo cho người dùng về các nhãn hàng, web bán sản phẩm fake, đồng thời cũng cung cấp chi tiết những dấu hiệu để khách hàng có thể nhận biết sản phẩm thật của hãng.
Diesel: Một mặt nhãn hàng này tung ra các vụ kiện để bảo vệ thương hiệu của mình, mặt khác Diesel còn đảm bảo tính xác thực của sản phẩm bằng dịch vụ xác định kỹ thuật số. Khách hàng sẽ quét mã QR vào cạp trong quần để kiểm tra có đúng là hàng auth hay không.
Thậm chí, trong tuần lễ thời trang New York Fashion Week 2018, Diesel đã làm một công việc khá táo bạo, đó là mở một cửa hàng bán những sản phẩm fake của chính họ “Deisel” ngay bên ngoài sảnh của NFW.
Nhiều người cho rằng làm như thế này sẽ kích cầu cho Deisel. Tuy nhiên, ông chủ của Diesel cho rằng, họ bán hàng fake của chính họ, với giá rất bèo mua 2 tặng 1 để “đập thẳng vào mặt” công ty làm giả kia và mỉa mai những khách hàng biết là fake nhưng vẫn ham.
Burberry: Năm 2018, thương hiệu Burberry đã hủy các sản phẩm thời trang và mỹ phẩm trị giá lên đến 28 triệu bảng để bảo vệ thương hiệu chống hàng giả.
Nhà bản lẻ cao cấp này đã hủy các sản phẩm không bán được để ngăn sản phẩm của họ được bán quá rẻ khi thị trường hàng giả lộng hành. Tuy nhiên, hành động này của Burberry lại không được hoan nghênh vì nhiều người cho rằng nó phí phạm và ảnh hưởng đến môi trường.
Công ty thời trang LVMH: Công ty thời trang Pháp LVMH đang hợp tác với Microsoft để kết hợp blockchain vào các thương hiệu xa xỉ của họ, bao gồm Louis Vuitton, Hublot, Celine, Givenchy và Christian Dior.
Nền tảng này giúp người tiêu dùng truy cập vào lịch sử sản phẩm và nhìn thấy bằng chứng về tính xác thực của các mặt hàng xa xỉ - từ nguyên liệu thô đến điểm bán, cho đến các thị trường đã qua sử dụng.
Công nghệ nhìn thấy thông tin độc đáo về mọi sản phẩm được lưu trữ trên một sổ cái chung. Sau đó, khách hàng có thể sử dụng một ứng dụng chính thức của thương hiệu để có được chứng chỉ cung cấp chi tiết về xuất xứ của nó.
Tuy nhiên, việc dùng công nghệ blockchain có vẻ như là một cách quá phức tạp đối các khách hàng của LVMH để chứng minh rằng trang phục mới của họ là hàng thật.
19:23, 20/08/2020
07:22, 21/08/2016
22:51, 25/07/2016