19/01/2025 | 13:29 GMT+7, Hà Nội

Các loại thực phẩm giúp bổ sung sắt cho cơ thể

Cập nhật lúc: 10/12/2018, 23:00

80% cả nhân loại đều đang đứng trước nguy cơ mắc phải căn bệnh thiếu máu? Các triệu trứng của bệnh thiếu máu bao gồm cơ thể thiếu năng lượng, da nhợt nhạt, móng tay bị bong tróc và chóng mặt. thiếu sắt là nguồn gốc sâu xa của căn bệnh.Việc đảm bảo lượng sắt trong cơ thể bằng các món ăn bổ máu là rất quan trọng.

Khi thiếu máu, khả năng vận chuyển khí ôxy của hồng cầu bị giảm làm thiếu ôxy ở các tổ chức, đặc biệt là tim, cơ bắp, não, gây nên các hiện tượng tim đập mạnh, hoa mắt chóng mặt, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mỏi mệt, giảm khả năng lao động chân tay và trí óc, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Để phòng ngừa nguy cơ thiếu sắt thiếu máu, có thể bổ sung sắt qua những thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.

cac loai thuc pham giup bo sung sat cho co the

Thịt

Việc hấp thu đủ protein động vật là điều cần thiết để làm gia tăng nhanh chóng hàm lượng hemoglobin trong cơ thể. Tất cả các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, và gan là những nguồn cung cấp sắt rất cần thiết để sản xuất hemoglobin. Mặc dù thịt gà được coi là thịt nạc, nhưng hấp thu nó thường xuyên vẫn có thể cung cấp cho cơ thể lượng sắt lớn.

Hải sản

cac loai thuc pham giup bo sung sat cho co the

Các loại hải sản khác nhau chứa nhiều sắt và các khoáng chất khác rất cần thiết cho sự phát triển của hàm lượng hemoglobin. Cua, tôm, trai, hàu, sò, ngao, cá thu, cá hồi... được xếp vào danh sách các loại thực phẩm có ích trong điều trị thiếu máu bởi chúng chứa khá nhiều sắt. Trong 100g cua đồng có tới 4,7mg sắt; 100g cua biển có tới 3,8mg sắt; 100g tôm khô có tới 4,6mg sắt...Vì vậy, người bị thiếu máu tốt nhất nên ăn nhiều trai và các loại hải sản lành mạnh khác để phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Rau có lá màu xanh đậm

Các loại rau có lá màu xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn vv là những loại thực phẩm giàu sắt cũng như vitamin cần thiết cho khả năng hấp thụ sắt. Một khẩu phần ăn rau chân vịt có thể cung cấp 6 mg tương đương 36% DV sắt. Rau lá xanh khác cũng giàu sắt bao gồm cải cầu vồng (22% DV), củ cải xanh nấu chín (16% DV) và xanh lá cây củ cải đường (5% DV). Bạn nên chú ý rằng những loại rau lá xanh này cũng đi kèm hàm lượng oxalate cao có thể gây ức chế quá trình hấp thu sắt cũng như có khả năng loại sắt ra khỏi cơ thể.

Sô cô la đen và bột ca cao

Sô cô la đen bên cạnh việc là một món ăn nhẹ ngon miệng, nó còn là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều sắt. một thanh sô cô la đen có thể cung cấp 2 mg tương đương 28% lượng sắt cần thiết. Trong khi đó, một cốc bột ca cao có thể mang lại 23 mg tương đương 128% loại dưỡng chất này. Sô cô la đen đồng thời cũng tốt cho huyết áp và làm giảm lượng cholesterol.

Đậu phụ

Đậu phụ mang trong mình một lượng sắt non-heme phong phú. Một khẩu phần ăn đậu hũ có thể cung cấp 3,4 mg tương đương 19% lượng sắt cần thiết. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng đậu phụ có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú. Đây cũng là thực phẩm tuyệt vời dùng để thay thế cho thịt nhằm cung cấp đủ protein. Vì canxi có thể cản trở sự hấp thu sắt non heme, nên bạn có thể sử dụng đậu hũ mà không cần tới các chất tăng cường canxi.

Các loại đậu

cac loai thuc pham giup bo sung sat cho co the

Đậu (đỗ) mang trong mình hàm lượng sắt dồi dào. Tuy nhiên chúng cũng chứa chất axit phytic có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Để giảm tỉ lệ chất axit này, bạn nên ngâm đậu và xung vào trong nước ấm qua đêm trước khi chế biến. Đậu nành là một trong những loại thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhất đặc biệt là sắt. Mộc cốc đậu nành có thể cung cấp 8.8 mg sắt tương đương với gần nửa lượng khoáng chất cần thiết mỗi ngày. Đậu đen cũng là một nguồn sắt tuyệt vời khi chúng có thể cuôn cấp tới 20% lượng dưỡng chất cần thấp thụ trong một khẩu phần ăn thông thường. Các loại đậu ngoài ra cũng rất giàu molypden – một khoáng chất cần thiết cho việc hấp thụ sắt và phát huy chức năng enzym.

Một chén đậu trắng nấu chín cung cấp 6,6 mg hoặc 37% DV sắt. Các loại đậu khác cũng chứa hàm lượng sắt cao bao gồm đậu lăng (37% DV), đậu (29% DV), đậu garbanzo hoặc đậu xanh (26% DV), đậu lima (25% DV) và đậu mắt đen (20% DV) . Đậu lăng (đậu ván) cũng chứa chất xơ không hòa tan có thể giúp bạn cảm thấy nhanh no.

Trái cây

Tất cả các loại trái cây họ cam quýt, như xoài, chanh và cam là những nguồn cung cấp vitamin C rất cần thiết cho việc hấp thu sắt nhanh chóng trong tế bào cơ thể, dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của hàm lượng hemoglobin. Dâu tây, táo, dưa hấu, ổi và lựu cũng chứa nhiều chất sắt có thể làm tăng lượng hemoglobin trong cơ thể.

*Lưu ý khi sử dụng những thực phẩm bổ máu

Khi sử dụng những loại thức ăn bổ máu, chúng ta nên lưu ý những vấn đề sau:

- Cung cấp vitamin C song song để hấp thụ sắt vào cơ thể dễ hơn.

- Không dùng trà hay cà phê trong khi ăn vì phenol trong trà và cà phê ngăn cản hấp thụ sắt.

- Không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều sắt cùng lúc với các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng khác gây ức chế sắt (làm giảm sự hấp thụ sắt) như sữa (canxi), ngũ cốc (phytates), đậu nành và râu chân vịt (oxalate).

- Khi bị thiếu máu trầm trọng hơn nên bổ sung thuốc bổ máu và đương nhiên những loại thuốc này nên có sự chỉ định của bác sĩ.