22/01/2025 | 07:31 GMT+7, Hà Nội

Bí quyết chữa mất ngủ kinh niên hiệu quả chỉ với đậu xanh

Cập nhật lúc: 27/12/2019, 20:00

Mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà còn gây hại đến sức khỏe của bạn. Theo Đông y, đậu xanh là một bài thuốc rất nhạy trong việc điều tị chứng bệnh mất ngủ.

Đậu xanh là loại cây thuộc họ đậu có chứa các thành phần dinh dưỡng cao như các loại: vitamin E, B3, B6, B2 và các loại chất khoáng: Na, Zn, sắt, K…, các loại chất xơ hòa tan và không hòa tan, chất chống oxy hóa như flavanoid, carotenoid, polyphenol…

Đậu xanh mang lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp (Ảnh minh họa)

Theo y học cổ truyền, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, thanh nhiệt mát gan, hạ huyết áp, tốt cho tim mạch, bổ dạ dày, hết đi tả, say nắng, chống lão hóa. Ngoài ra, đậu xanh còn có tác dụng chữa mất ngủ, kể cả mất ngủ kinh niên.

Bài thuốc chữa chứng mất ngủ với đậu xanh và đường phèn

Trị mất ngủ bằng đậu xanh là một phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả rất tích cực. Bởi nó có thể chữa bệnh mất ngủ rất tốt, nhất là đối với người mất ngủ lâu ngày, những đối tượng hay thường xuyên căng thẳng trí óc trong công việc, áp lực gánh nặng từ gia đình.

Nguyên liệu chuẩn bị:

- 50g đậu xanh nguyên vỏ.

- 10g đường phèn.

- 200ml nước lọc.

Cách làm:

- Đậu xanh để nguyên vỏ sau đó rửa sạch rồi hấp 20 phút cho chín.

- Sau đó, đổ 200ml nước lọc cùng đường phèn đun lên khi sôi cho đậu đã hấp chín.

Bạn nên dùng khi còn nóng. Nếu cảm thấy khó ăn, bạn có thể cho thêm một chút sữa đặc để bát chè trở nên hấp dẫn, hợp khẩu vị hơn.

Ngoài ra, để tăng thêm công dụng của món ăn, bạn cũng có thể bổ sung một số nguyên liệu tốt cho sức khỏe như hạt sen, nấm mèo vào nồi chè để ngủ ngon giấc hơn.

Chè đậu xanh chữa chứng mất ngủ rất hiệu nghiệm (Ảnh minh họa)

Những lưu ý khi sử dụng đậu xanh chữa mất ngủ

Mặc dù, đậu xanh rất lành tính, có tác dụng điều trị chứng mất ngủ thường xuyên nhưng khi sử dụng bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Không sử dụng đậu xanh thường xuyên hàng ngày bởi chúng sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa dẫn đến hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.

Người lớn có thể sử dụng đậu xanh 2-3 lần/ một tuần. Còn đối với trẻ em trên 2-3 tuổi chỉ nên sử dụng một chút đậu xanh để nấu cháo hay ăn chè.

Bạn không nên kết hợp sử dụng đậu xanh khi điều trị bệnh bằng bài thuốc y học cổ truyền. Bởi, đậu xanh có tác dụng hóa giải thảo mộc, làm mất tác dụng của thuốc Đông y.

Đối với phụ nữ, việc sử dụng thường xuyên sẽ dẫn tới bệnh phụ khoa như đau bụng kinh, trướng bụng…