Bí ẩn kỳ thú về phương pháp tự vệ của phụ nữ 100 năm trước
Cập nhật lúc: 24/03/2019, 12:07
Cập nhật lúc: 24/03/2019, 12:07
Trào lưu phụ nữ học tự vệ khi đó không phải là điều đáng ngạc nhiên mà có liên quan mật thiết tới môi trường sống của họ. Đầu thế kỷ 20, nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng và thu hút một số lượng lớn lao động ngoại lai. Hàng trăm ngàn người Châu Á đã vào Mỹ làm nông nghiệp, tạo ra nguồn lao động giá rẻ nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều vấn nạn an ninh xã hội. Người Nhật vốn giỏi làm nông đã chiếm lĩnh thị trường nông sản tại Mỹ, trở thành mối đe dọa với những người Mỹ gốc. Họ thường xuyên có sự xung đột với nhau.
Hai cô gái đang học môn boxing tại một câu lạc bộ ở Mayfair, London, năm 1931
Các cô gái học boxing trên nóc một tòa nhà vào năm 1920
Năm 1905, báo chí Mỹ đã đăng tải một tin khiến mọi người chú ý. Một nữ thương nhân người Nhật với cân nặng khoảng 43kg, sau khi va chạm xô xát với một người đàn ông Mỹ nặng khoảng 100kg trên con phố Newyork đã quật ngã người này. Tại phiên tòa xét xử, người phụ nữ đã thừa nhận cô là một võ sư nhu đạo (Judo). Câu chuyện đã khiến rất nhiều người có mặt ngỡ ngàng và đặt câu hỏi: Nếu nhu đạo có thể khắc chế kẻ thù hiệu quả như vậy, phải chăng chúng ta cũng cần học?
Nữ võ sĩ đẳng cấp Clara Mortenson và đối thủ Betty Le, năm 1937.
Đầu thế kỷ 20, dưới sự khởi xướng của Tổng thống Mỹ - Theodore Roosevelt, phong trào toàn dân thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ. Khi đó, dân nhập cư và những người vô gia cư gốc Phi trở thành mối đe dọa với phụ nữ da trắng. Đa số các gia đình có con gái hoặc vợ đều được bố hay các ông chồng gửi đi học lớp tự vệ. Judo và boxing trở nên thịnh hành ở Anh và Mỹ, trở thành lựa chọn hàng đầu cho các phụ nữ thượng lưu.
Hai cô gái đang học boxing tại câu lạc bộ ở NewYork, năm 1938
Hai cô gái Anh đang luyện tập môn đấu vật, năm 1932
Tháng 1 năm 1918, ông Gunji Koizumi người Nhật đã thành lập câu lạc bộ Judo nghiệp dư tại London. Ban đầu chỉ có khoảng hơn 30 người Nhật đăng ký tham gia. Ba tháng sau, một cô gái da trắng tên Katherine White Cooper tham gia, trở thành học viên nữ đầu tiên của câu lạc bộ. Sau đó đã có rất nhiều cô gái đăng ký tham gia học.
Hai cô gái học Judo tại câu lạc bộ ở London – Anh, năm 1928
Các cô gái luyện môn đấu vật tại London – Anh, năm 1932
Năm 1920, Andrew Newton là nữ võ sĩ quyền anh giỏi nhất London tại thời điểm đó. Do từ nhỏ sức khỏe yếu ớt, cô đã theo học môn đấm bốc từ chú mình – Quán quân quyền Anh Châu Âu - Digger Stanley. Newton không may mất đi người chồng trong thế chiến thứ nhất, do một mình nuôi con khá vất vả, cô buộc phải mở lớp dạy quyền Anh ở phòng tập của chú mình để có thêm thu nhập. Cô cũng luôn mong muốn có thể dạy con gái mình môn thể thao này. Mặc dù tại thời điểm đó, không nhiều cô gái muốn học đấm bốc, nhưng cô vẫn quyết định tự thành lập câu lạc bộ đấm bốc giành cho nữ.
Newton và các nữ võ sĩ khác tại câu lạc bộ, London năm 1931
Tuy nhiên, việc phụ nữ học đấm bốc đã gây ra nhiều tranh luận. Năm 1926, thị trưởng London đã ra lệnh cấm tổ chức một trận đấu gồm 6 vòng giữa Newton và nữ võ sĩ khác. Ông đã viết thư cho các nhà báo lúc đó với nội dung: “Tôi cho rằng trận đấu này chỉ để thỏa mãn cảm quan của một đám đàn ông thô tục”.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều nổ ra nhưng cuối cùng trận đấu đã không được diễn ra. Dù vậy, Newton vẫn khẳng định “Quyết định này sẽ không thay đổi được tôi, tôi sẽ vẫn tiếp tục đấu với các đối thủ, và tận hưởng niềm vui từ đấm bốc. Tôi sẽ không từ bỏ nó vì bất cứ điều gì! Tôi tin rằng một ngày nào đó tất cả mọi người trên thế giới sẽ nhìn thấy phụ nữ thượng đài!”
Đến năm 1938, chính phủ Anh mới khuyến khích phụ nữ tham gia các lớp học thể thao mỗi tuần một lần, tự vệ cũng là một phần trong chương trình học, bao gồm Judo, quyền anh (boxing), đấu vật…
Newton đang thị phạm trước đám đông, tháng 1 năm 1926
Hai phụ nữ làng Wittem đang thi đấu quyền anh, năm 1919
Hai cô gái luyện Judo, London
Ngôi sao điện ảnh một thời Flora le Breton (phải) luyện tập boxing, năm 1930
Các nữ sinh trong giờ học môn đấm bốc, London 1932
Thầy giáo George Pape đang thị phạm tại Eton College, London 1923
Năm 1960, khi ngày càng nhiều người phụ nữ tham gia vào công tác xã hội, họ trở nên vô cùng tự tin và mạnh mẽ, đòi hỏi quyền độc lập và nhiều tiếng nói hơn trong xã hội. Sự vận động nữ quyền nổi lên tại các nước một lần nữa khiến phong trào học tự vệ phòng thân của nữ giới được khơi trở lại.
Năm 1952, trong một cuộc thi quốc tế được tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển, một nữ võ sĩ người Ý đã đánh bại nữ võ sĩ ở London và trở thành nhà vô địch.
Một nhóm người đang xem hai cô gái đánh quyền Anh trong công viên, Hampstead London 1922
Bước sang thế kỷ 21, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và xã hội, quyền bình đẳng nam nữ vẫn đang và sẽ tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên, phụ nữ phải chăng vẫn nên trang bị thêm cho bản thân những kỹ thuật phòng thân cần thiết?
Su Si
(Theo Ifeng)
11:01, 09/03/2019
21:37, 21/02/2019
10:00, 15/02/2019