Bệnh về đường tiêu hóa “nỗi buồn khó nói”
Cập nhật lúc: 14/06/2021, 11:42
Cập nhật lúc: 14/06/2021, 11:42
Theo nghiên cứu của một hãng thực phẩm chức năng, hơn 70% dân số Việt Nam hiện nay đang mắc các chứng bệnh về dạ dày. Trong đó, tỉ lệ người bị viêm dạ dày mạn tính chiếm từ 31% đến 65%, các ca bệnh về ung thư dạ dày ở bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm từ 20% đến 25%. Thực trạng đáng báo động về các ca bệnh liên quan đến dạ dày tăng nhanh liên tục trong nhiều năm trở lại đây.
Sẽ không ngạc nhiên khi Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ rượu, bia hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Chính thói quen sinh hoạt hằng ngày không lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng mất cân bằng là nguyên nhân chính dẫn đến diễn biến bệnh về đường tiêu hóa ngày một trầm trọng. Ngoài ra, làm việc trong môi trường đầy căng thẳng, stress ngày qua ngày cũng dẫn đến tình trạng đau dạ dày âm ỉ. Những nguyên nhân chủ quan trên là tiền đề để các yếu tố gây bệnh khách quan bên ngoài có thể xâm nhập và hủy hoại dần tế bào khỏe mạnh của cơ thể bạn.
Một nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy, cứ 1000 người dân thì có đến hơn 700 trường hợp bị nhiễm khuẩn HP. Còn tại TP.HCM, hơn 90% số dân bị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa có sự hiện diện của khuẩn HP. Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) thường phát triển trong lớp chất nhầy của niêm mạc dạ dày, có khuynh hướng tấn công lớp lót này và gây ra các bệnh lý về dạ dày như viêm, loét dạ dày, ung thư dạ dày…
Lo ngại về tình trạng này, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP ở Việt Nam khá cao. Nhiều loại thuốc điều trị HP tại nhiều nước đạt hiệu quả tới 80% đến 90% thì ở Việt Nam tỷ lệ thành công chỉ dưới 80%, thậm chí có những loại thuốc, tỷ lệ thành công trong điều trị chỉ còn khoảng 50%. Vậy làm thế nào để có thể chữa trị bệnh về đường tiêu hóa hiệu quả?
Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày ảnh hưởng đến cách mà hệ tiêu hóa hoạt động. Chất dinh dưỡng có trong thực phẩm đóng vai trò là nguyên liệu vận hành để giữ cho tất cả chức năng trong hệ thống tiêu hóa hoạt động đồng đều. Ngược lại, những thức ăn mà hệ tiêu hóa không thể hấp thu được cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa.
Nhìn lại những bài thuốc cổ của danh y Tuệ Tĩnh, hầu như đều có thành phần là mỡ động vật. Cũng từ trong những ghi chép từ các danh y thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, sử dụng mỡ động vật có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong chữa các loại bệnh. Thời nay, nguồn Omega-3 có trong cá đứng đầu bảng xếp hạng các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa này, chính là liều thuốc đặc biệt phòng ngừa các loại bệnh về hệ tiêu hóa được giới chuyên gia tin dùng.
Ở những bệnh nhân bị viêm đường ruột, hệ tiêu hóa sẽ không thể dung nạp hoặc khó dung nạp được thực phẩm, gây ra triệu chứng rối loạn chức năng đường ruột. Nhưng chỉ cần một lượng Omega-3 vừa đủ, cung cấp “nhiên liệu” cho hệ tiêu hóa liên tục trong khoảng thời gian nhất định sẽ thấy ngay sự thần kỳ của dưỡng chất quý giá này.
Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung dầu cá trong bữa ăn còn giúp ngăn ngừa các triệu chứng của đau dạ dày như ợ chua, khó tiêu, buồn nôn, trào ngược axit dạ dày… Hiện nay chưa có khuyến nghị nào về việc có thể tiêu thụ dầu cá với mức tối đa là bao nhiêu, nhưng chắc chắc rằng cái gì quá cũng không tốt ngay cả bổ sung quá nhiều lượng Omega-3 cũng cần cân nhắc. Chính vì vậy, việc bổ sung chất béo bão hòa này sao cho hợp lý, khoa học và tiện lợi. Thông qua chế độ ăn hàng ngày bằng việc sử dụng dầu ăn 100% từ cá sẽ là giải pháp tuyệt vời cho mỗi người.
Trong 1 muỗng dầu ăn (14g) chứa tối đa 4.62g chất béo bão hòa, nên việc sử dụng dầu ăn từ cá sẽ xua tan nỗi lo về quá liều Omega-3 cho cơ thể. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên người tiêu dùng hãy tích cực dùng dầu ăn từ cá để có được hiệu quả tối ưu nhất.
Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/benh-ve-duong-tieu-hoa-noi-buon-kho-noi-20201231000002734.html
10:30, 14/06/2021
09:00, 18/02/2021
17:36, 12/02/2021
09:00, 25/08/2019