Bệnh sởi ở người lớn và những điều có thể bạn chưa biết!
Cập nhật lúc: 24/01/2019, 03:31
Cập nhật lúc: 24/01/2019, 03:31
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae, thuộc chi Morbillivirus gây nên. Virus này thường lây qua đường hô hấp và có thể tạo thành dịch khó kiểm soát. Sau khi nhiễm virus sởi, hệ miễn dịch của cơ thể giảm sút nên người bệnh dễ gặp phải các biến chứng.
Hình ảnh virus gây bệnh sởi
Bệnh sởi thường gặp ở trẻ em từ 1 đến 6 tuổi, nhưng người lớn vẫn có nguy cơ mắc sởi. Đặc biệt, khi người lớn mắc bệnh sởi, các biến chứng sẽ nặng hơn so với trẻ nhỏ.
Dấu hiệu bệnh sởi ở người lớn
Người lớn ít khi nhiễm sởi bởi thường đã nhiễm từ lúc nhỏ và có miễn dịch sau đó. Tuy nhiên, một số trường hợp người lớn vẫn mắc sởi do chưa có miễn dịch. Người lớn mắc sởi sẽ có một số triệu chứng sau:
Ban đỏ nổi trên da là dấu hiệu điển hình của bệnh sởi
- Sốt;
- Ho khan;
- Chảy nước mũi;
- Mắt đỏ;
- Không chịu được ánh sáng;
- Những nốt ban nhỏ lấm tấm với trung tâm màu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má. Những nốt này có tên là đốm Koplik;
- Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau.
Khác với trẻ em, sởi ở người lớn nguy hiểm nhất là biến chứng do não viêm, các biến chứng nặng khác bao gồm: Liệt, động kinh, ngớ ngẩn. Tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân bị biến chứng khá cao, khoảng 15%. Phụ nữ khi mang thai cũng có nguy cơ mắc sởi nếu tiếp xúc với nguồn bệnh. Virus sởi gây biến chứng sảy thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân, thậm chí dị tật.
Người lớn dễ gặp biến chứng nguy hiểm khi bị sởi do chủ quan
Phụ nữ mang thai không thể tiêm phòng sởi dù hiện nay không có bằng chứng về tỷ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra. Ở phụ nữ mang thai, khi ra đường nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, sát trùng mũi họng, ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng. Đồng thời, nên giữ cho môi trường sống thoáng khí, sạch sẽ.
Đáng lo ngại là những di chứng của bệnh sởi ở người lớn thường không ai biết để ngăn chặn. Thông thường, sau khi bệnh nhân tưởng đã khỏi bởi hết sốt, hết phát ban thì sẽ xuất hiện trở lại hiện tượng sốt li bì và khi đó, nhiều người bị viêm màng não với các biến chứng nặng.
Đặc biệt, người lớn mắc bệnh sởi ít gặp các biến chứng về đường hô hấp, tuy nhiên điều nguy hại là những di chứng của bệnh sởi ở người lớn thường không ai có thể biết để ngăn chặn.
Các chuyên gia y tế cho biết, do quan niệm bệnh sởi chỉ có ở trẻ em nên người lớn thường chủ quan khi mắc bệnh, không có những biện pháp cách ly, không có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, vệ sinh tốt khi mắc bệnh nên dễ làm lây lan trong cộng đồng và có thể dẫn đến những biến chứng nặng.
Khi mắc sởi, người lớn cũng cần đặc biệt lưu ý một số điều sau:
- Nguyên tắc: Chủ yếu điều trị các triệu chứng, kết hợp với chế độ vệ sinh và chăm sóc dinh dưỡng; Phát hiện kịp thời những biến chứng để điều trị. Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc, điều trị tại nhà.
Tiêm vacxin phòng ngừa sởi là cách tốt nhất để “nói không” với bệnh này
- Khi bệnh nhân sốt cao, cần dùng thuốc hạ nhiệt, liều lượng không quá 60 mg/kg/ngày. Nên chia liều 4 lần trong 24 giờ; dùng các chế phẩm thuốc dạng viên, bột đóng gói và dạng viên đạn đặt hậu môn. Nên để người bệnh nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa, cần cho uống đủ nước: vì sốt cao thường gây thiếu nước. Nên dùng nước hoa quả.
- Vệ sinh răng miệng, vệ sinh da, vệ sinh mắt.
- Tăng cường chăm sóc dinh dưỡng: Bổ sung vitamin A trong thời gian mắc bệnh sởi. Vitamin A đã được chứng minh làm giảm 50% trường hợp tử vong do bệnh sởi. Ngoài ra, thiếu vitamin A có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, thậm chí gây mù lòa.
Bổ sung thực phẩm tươi giàu dưỡng chất giúp người bị sởi nhanh hồi phục
- Chăm sóc và điều trị cho người bị sởi:
Mọi thành viên trong gia đình, người chăm sóc cần đeo khẩu trang thường xuyên để tránh lây lan bệnh.
Cần lưu ý các biểu hiện sau:
- Theo dõi sát nhiệt độ, nếu các ban sởi đã bay, nhưng còn sốt hoặc sốt đã hạ thì bệnh vẫn có khả năng tái phát lại. Vì vậy, bạn không nên chủ quan, hãy điều trị chúng dứt điểm.
- Nếu có biểu hiện bệnh nặng, người nhà cần cho bệnh nhân tới viện khám và khắc phục bệnh sởi kịp thời.
+ Nếu có biến chứng nhiễm khuẩn: Nên dùng kháng sinh, tuỳ từng loại biến chứng.
+ Nếu có biến chứng viêm não: Chống viêm, chống phù não, chống co giật.
- Cách điều trị và chăm sóc khác:
+ Người bệnh cần uống nhiều nước.
+ Hút thông đờm dãi. Thở oxy hoặc hỗ trợ hô hấp, nếu có suy hô hấp.
+ Khí dung chỉ cần áp dụng trong những trường hợp đặc biệt như viêm phổi, phù nề thanh quản nặng.
09:00, 17/01/2019
15:41, 04/12/2018
09:31, 04/10/2018
04:02, 09/08/2018