19/01/2025 | 21:25 GMT+7, Hà Nội

Bệnh mùa hè: Những điều bạn cần biết để phòng và chữa bệnh tiêu chảy mùa hè

Cập nhật lúc: 19/05/2017, 07:28

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 2 triệu lượt người bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn với chi phí điều trị lên đến 2.000 tỷ đồng. Tiêu chảy mùa hè là một trong những bệnh thường gặp nhất và là "thủ phạm" hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

1. Bệnh tiêu chảy mùa hè

Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho nhiều tác nhân gây tiêu chảy xâm nhập cơ thể. Bệnh thường gặp ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm. Người già, trẻ em là những đối tượng dễ mắc bệnh nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tiêu chảy mùa hè có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% trong số đó xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.  WHO đã khuyến cáo cần bổ sung Kẽm liên tục trong 14 ngày cho toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy.bệnh

Tiêu chảy mùa hè là một trong những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em. Tiêu chảy mùa hè rất dễ lây lan, có nguy cơ gây suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ nếu không được chăm sóc và điều trị đúng.

Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, phân nước có máu hoặc phân nhầy lẫn máu, trên 3 lần mỗi ngày là đã bị tiêu chảy. Nếu diễn ra từ 5 - 7 ngày đó là bệnh Tiêu chảy mùa hè. Nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy mạn tính.

Tiêu chảy mùa hè, khuôn mặt sẽ trở nên xanh xao, đầy bụng, ăn kém hoặc bỏ ăn, nôn kéo theo đó là triệu chứng đổ mồ hôi lạnh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh nhanh chóng bị mất nước, điện giải, suy tuần hoàn, truỵ tim mạch và tử vong nhanh nếu không được điều trị tiêu chảy mùa hè kịp thời.  

2. Nguyên nhân gây bệnh

Những điều bạn cần biết để phòng và chữa bệnh tiêu chảy mùa hè

Những điều bạn cần biết để phòng và chữa bệnh tiêu chảy mùa hè

Vào mùa hè, nhiệt độ cao rất thuận lợi cho sự thoái hóa thực phẩm và sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm nên thức ăn rất chóng hư hỏng. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến... sinh sôi nảy nở nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa qua thực phẩm và nước uống.

Tiêu chảy mùa hè thường có liên quan đến nhiễm khuẩn đường ruôt. Các nguyên nhân gây tiêu chảy thường tạo nên tình trạng mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột.

Khi các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột và nếu chúng mạnh hơn hơn hoặc sức đề kháng cơ thể kém, thì chúng sẽ lấn áp các vi khuẩn có lợi và tiết ra độc tố gây tiêu chảy.

Có rất nhiều loại vi sinh vật có khả năng phát triển mạnh vào mùa hè, trong đó có những loại thuộc hệ tiêu hóa. Một số loại nguy hiểm nhất là vi khuẩn tả, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lỵ và vi khuẩn E.coli, virút rota.

Vi khuẩn tả

Đáng chú là vi khuẩn tả (V.cholerae). Đây là một loại vi khuẩn có độc lực rất mạnh. Triệu chứng của bệnh tiêu chảy do vi khuẩn tả rất rầm rộ, diễn biến phức tạp, người bệnh bị mất nhiều nước và chất điện giải trong một thời gian rất ngắn. Vì vậy, bệnh nhân rất có khả năng bị truỵ tim mạch và có nguy cơ tử vong, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.

Vi khuẩn thương hàn (Salmonella) cũng là một loại kẻ thù đáng sợ trong bệnh tiêu chảy mùa nắng nóng. Chúng thuộc họ vi khuẩn đường ruột, có khả năng gây bệnh cho nhiều người. Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn thương hàn cũng chủ yếu lây theo đường ăn uống. Ngoài triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy), chúng còn gây ra nhiễm khuẩn huyết, một thể bệnh hết sức trầm trọng. Một số trường hợp bị bệnh thương hàn có thể bị thủng ruột, nếu không phát hiện sớm và cấp cứu không kịp thời, rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Vi khuẩn lị

Vi khuẩn lỵ (Shigella) cũng là một kẻ đồng phạm gây tiêu chảy mùa nắng nóng. Đây là loại vi khuẩn có khả năng gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa mạnh, thể hiện là Tiêu chảy mùa hè. Tiêu chảy do vi khuẩn lỵ cũng thuộc loại Tiêu chảy mùa hè tính, có nhiều trường hợp số lần tiêu chảy trong ngày là rất lớn, có khi không thể đếm được số lần do phân tự chảy ra hậu môn.

Vi khuẩn E.coli

Vi khuẩn E. coli có trong phân người và động vật, vì vậy xuất hiện nhiều nơi trong tự nhiên như: đất, nước, không khí, bụi, rác thải, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Mùa nắng nóng là mùa có điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn E. coli phát triển, chúng rất dễ gây bệnh vào mùa này, nhất là gây tiêu chảy cho trẻ.

Virut rota

Virút rota gây bệnh tiêu chảy cũng rất nguy hiểm. Trẻ nhiễm virút này sau 2 ngày sẽ có hiện tượng nôn ói, đi ngoài nhiều lần, bệnh kéo dài từ 3 – 7 ngày, thậm chí trên 10 ngày.

Do trẻ đi ngoài nhiều gây mất nước, mệt mỏi, gầy yếu nên cha mẹ thường sốt ruột muốn tìm mọi cách để chữa bệnh cho con, cho con uống thuốc kháng sinh như: becberin, biseptol và các thuốc cầm tiêu chảy. Thậm chí còn cho con kiêng ăn những thứ bổ dưỡng vì sợ con đầy bụng. Do đó, trẻ vốn bị mất nước lại thêm thiếu dinh dưỡng càng mệt mỏi, suy nhược.

Tuy nhiên, khi trẻ bị virút rota nếu dùng kháng sinh thì có thể tiêu diệt vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa. Trẻ sẽ gặp thêm tình trạng loạn khuẩn đường tiêu hóa, càng tiêu chảy nhiều hơn. Nếu dùng kháng sinh nhiều lần, quá liều còn khiến trẻ bị liệt ruột, giảm nhu động ruột. Lúc này cần đưa trẻ đến cơ quan y tế để được điều trị kịp thời.

3. Biểu hiện của bệnh

Biểu hiện đầu tiên là người bệnh đau bụng, đi ngoài liên tục, phân nhiều nước, mất nước, có thể bị sốt nhẹ, li bì hoặc hôn mê. Bệnh sẽ diễn biến nặng hơn với các biểu hiện cơ thể suy kiệt, mắt trũng, nôn mửa... Có trường hợp bị mất nước và chất điện giải, nhiễm trùng đường ruột nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

4. Cần làm gì khi bị tiêu chảy?

Khi bị tiêu chảy cần có chế độ ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể mà không gây tổn thương lên hệ tiêu hóa. Ưu tiên hàng đầu là bù nước và chất điện giải, cân bằng nước và hệ vi sinh đường ruột.

Người bệnh nên ăn các món ăn dưới dạng lỏng, mềm, dễ tiêu như súp, cháo: cháo muối, cháo thịt gà, thịt lợn nạc nấu với cà rốt…; uống nhiều nước như: nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi, nước sôi để nguội.

Cần tránh các loại nước giải khát có gas, nước ép trái cây quá ngọt gây khó tiêu, đầy bụng; Uống dung dịch oresol để bù lại số lượng nước và các chất điện giải bị mất qua phân, pha và dùng theo đúng hướng dẫn ghi trên gói thuốc. Sau đó đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời, đề phòng biến chứng nguy hiểm.

Bổ sung Kẽm liên tục trong 14 ngày cho toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy (theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO). Việc làm này giúp giảm số lần và số ngày tiêu chảy ở trẻ, giúp trẻ ăn ngon, tăng sức đề kháng và hạn chế nhiễm trùng

Nếu mất nước nhẹ: Bồi phụ nước bằng đường uống khi còn uống được. Thường dùng oresol. Pha trong 1 lít nước. Nếu không có thì dùng nước cháo, nước sôi để nguội pha ít muối và đường vừa đủ (1 thìa cà phê muối + 8 thìa cà phê đường + 1 lít nước).

Mất nước nặng: khi lượng nước mất lớn hơn 5% trọng lượng cơ thể hoặc khi uống không có kết quả thì phải bù nước bằng truyền tĩnh mạch. Tổng số dịch truyền trong 24 giờ sẽ bao gồm trọng lượng cơ thể bị hao hụt và nhu cầu nước bình thường mỗi ngày. Dịch truyền chủ yếu là dung dịch mặn, ngọt đẳng trương. Nếu hạ kali máu phải bù kali.

Kháng sinh được chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu tiêu chảy xâm nhiễm (có bạch cầu trong phân) hoặc những bệnh nhân có tổn thương đáp ứng miễn dịch, những người già, trẻ em. Tuỳ theo căn nguyên sử dụng kháng sinh thích hợp:

Đối với lỵ trực khuẩn, Salmonella, E.Coli sử dụng các kháng sinh nhóm quinolon như: ciprofl oxacin, ofl oxacin, pefl oxacin. Không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai. Với vi khuẩn Campylobacter Jejuni cho Erythromycine trong trường hợp xâm nhiễm. Với phẩy khuẩn tả uống tetracyclin hoặc chloramphenicol hoặc biseptol

5. Phòng bệnh tiêu chảy như thế nào?

Tiêu chảy mùa hè rất dễ mắc phải và chúng ta cần cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày đặc biệt là chế độ ăn uống hợp lí đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng của mùa hè, càng nguy cơ cao mắc bệnh tiêu chảy.

– Ăn chín, uống sôi: sử dụng các thực phẩm rõ nguồn gốc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng đồ ăn để lâu ngày.

– Uống nước sôi, không được uống nước lã hay nguồn nước bị ô nhiễm

– Tiêm  phòng định kì cho trẻ, tiêm các loại vacxin phòng ngừa bệnh tiêu chảy

– Tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn

– Rửa tay sau khi đi vệ sinh

Mặt khác, không nên ăn rau sống, không ăn các thực phẩm chưa được nấu chín như tiết canh, thịt tái nem chạo, nem chua, các loại gỏi. Đồ ăn thức uống phải đậy kỹ, tuyệt đối không ăn các loại thức ăn đã bị ôi thiu, không uống các loại nước giải khát bán dạo, mất vệ sinh.