BĐS 24h: Hàng loạt chung cư tái định cư “kêu cứu”
Cập nhật lúc: 19/12/2020, 19:00
Cập nhật lúc: 19/12/2020, 19:00
Theo nguoilaodong, hơn chục năm sống ở chung cư tái định cư (TÐC) Thạnh Mỹ Lợi (quận 2, TP HCM), ông Võ Thành Trí (62 tuổi) nhớ từng mốc thời gian các công trình ở chung cư xuống cấp. Nói về nơi đang ở, ông tóm gọn: "Nếu không thuộc diện bị giải tỏa thì có nài nỉ ông cũng không mua chung cư này!".
Ông kể lúc mới nhận căn hộ mọi thứ như mới nhưng khi vừa ở được vài ngày thì quạt ở trần nhà rớt xuống, bồn cầu bị nứt. Căn hộ của ông không phải là cá biệt mà hầu hết căn nào cũng như vậy. "Sự bức xúc được hàng trăm cư dân gửi đến cơ quan chức năng từ 10 năm nay nhưng vẫn không được giải quyết dứt điểm" - ông Trí cho hay..
Tương tự, tại chung cư Tân Mỹ (quận 7), chuyện hỏng thang máy, nứt tường và hệ thống PCCC xuống cấp thường xuyên diễn ra. Thế nhưng, người dân biết nguy hiểm vẫn phải "cắn răng" để ở. "Nói thật, nếu cho chọn lại phương án đền bù giải tỏa thì tôi chọn việc nhận tiền rồi thuê nơi khác ở, chứ ở đây 5 năm đã hơn 20 lần hú vía vì thang máy đứt cáp, nước ở tầng trên thấm xuống tầng dưới. Ði phản ánh thì không biết gõ cửa đơn vị nào" - bà Lê Thị Khả (54 tuổi, căn hộ tầng 9) phàn nàn. Bà cho biết thêm sớm muộn gì cũng phải bán căn hộ này để lấy tiền đi nơi khác sống.
Thực trạng các chung cư TÐC vừa mới xây dựng và bố trí người dân vào ở một thời gian ngắn đã xuống cấp hiện nay không phải là hiếm. Kết quả thống kê từ Sở Xây dựng cho thấy có hơn 10 chung cư TÐC rơi vào tình cảnh như vậy. Ðó là các chung cư An Phú, An Khánh (quận 2), Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh), Nguyễn Biểu (quận 5)… Việc chung cư xuống cấp khiến cho công tác giải tỏa, bố trí người dân về nơi ở mới gặp nhiều khó khăn.
Theo Sở Xây dựng, tình trạng các chung cư TÐC đưa vào sử dụng thời gian ngắn (dưới 10 năm) đã có dấu hiệu xuống cấp một phần do có thời gian TP đẩy mạnh phát triển các dự án này nhằm bảo đảm số lượng nhà ở cho người dân khi chỉnh trang lại đô thị. Kế đến là đơn giá xây dựng có giai đoạn đưa ra khá rẻ, chỉ chừng 2-3 triệu đồng/m2 khiến chất lượng giảm theo. Trong khi đó, một số dự án khác đã xây dựng xong không có người ở, dẫn đến việc xuống cấp theo thời gian. "Theo thống kê mới nhất, TP đang tồn khoảng 14.000 căn hộ TĐC và đang trong kế hoạch tổ chức đấu giá" - Sở Xây dựng thông tin.
Trước thực tế trên, Sở Xây dựng TP đưa ra giải pháp UBND quận - huyện mời các đơn vị liên quan để lên phương án sửa chữa. Trong đó, kinh phí một phần người dân đóng góp, chủ đầu tư và nhà nước hỗ trợ. "Về lâu về dài sẽ định hướng giao cho tư nhân thực hiện các dự án chung cư TÐC; đối với các dự án quy mô lớn trên 10 ha, dành 20% diện tích làm nhà ở xã hội và bố trí TÐC cho người dân; giám sát chặt và bắt buộc kiểm định, nghiệm thu trước khi cho người dân vào ở" - Sở Xây dựng TP nhấn mạnh.
Mới đây, Sở Xây dựng TP HCM có hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân về thẩm định thiết kế xây dựng công trình nhà ở cho công nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn TP HCM.
Theo đó, phạm vi áp dụng là hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở có tổng mức đầu tư xây dựng dưới 20 tỷ đồng phục vụ cho công nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn TP và cơ quan quản lý Nhà nước (Sở Xây dựng, UBND quận - huyện…) các đơn vị khác có liên quan (tư vấn thiết kế, giám sát, nhà thầu thi công…) không phải hướng dẫn về hồ sơ, bản vẽ xin phép xây dựng.
Cụ thể, đối với công trình có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng thuộc trường hợp thực hiện thẩm định thiết kế cơ sở: Trường hợp 1 (kể từ ngày hướng dẫn này được ban hành đến 31/12/2020), Sở Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở và thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại Nghị định số 113/2020/NĐ-CP ngày 18/09/2020 quy định chi tiết điểm đ khoản 3 Điều 3 Luật Xây dựng và được miễn giấy phép xây dựng.
Trường hợp 2 (kể từ ngày 01/01/2021), Sở Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 82, 83, 83a Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.
Đối với công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng thuộc trường hợp chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, hộ gia đình, cá nhân (là người quyết định đầu tư) có trách nhiệm thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực (theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 3 Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020) để thực hiện thiết kế, thẩm tra và thẩm định thiết kế bản vẽ thi công trong báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM đưa ra tại cuộc họp ban soạn thảo, tổ biên tập dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM do Bộ Nội vụ phối hợp với UBND TP tổ chức sáng nay (19/12).
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết: Dự thảo Nghị định có 7 chương, 44 điều, trong đó liên quan đến các vấn đề chủ yếu như tổ chức, hoạt động của UBND quận, phường khi hai cấp này là đơn vị hành chính nhà nước (mà không phải là cấp chính quyền); chế độ công vụ, công chức triển khai thực hiện theo mô hình chính quyền đô thị tại TPHCM; dự toán chấp hành và thực hiện quyết toán ngân sách nhà nước khi quận, phường không còn là cấp chính quyền, không còn được cấp ngân sách.
Liên quan đến vấn đề này, TP HCM đã xây dựng đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, trong đó có đề án xây dựng thành phố Thủ Đức thuộc TP HCM. Thứ trưởng Trần Anh Tuấn lưu ý ban soạn thảo, tổ biên tập trong dự thảo Nghị định chưa có chương nào về nội dung này, cần thảo luận, bàn bạc để cho ý kiến thống nhất và hoàn thiện nội dung.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM cho biết: Nghị quyết số 1111 năm 2020 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thành phố Thủ Đức là cơ sở để thành phố chuẩn bị tốt nhất cho công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Thành phố cũng đang chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để công bố Nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức. Dự kiến, ngày 31/12/2020 TP HCM sẽ làm lễ công bố Nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức.
Ông Phong kiến nghị các cơ quan Trung ương nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo Nghị định một số nội dung để tạo tiền đề cho thành phố Thủ Đức phát triển. Thành phố Thủ Đức cũng là trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khoa học công nghệ nên cần thiết phải có phòng khoa học công nghệ. Trong đó, kiến nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, bổ sung thêm các kiến nghị về phân cấp vào dự thảo Nghị định lần này để thành phố có cơ sở tốt nhất cho việc tổ chức chính quyền đô thị./.
Theo reatimes, dù chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng trong bối cảnh lực cầu bất động sản tăng mạnh vào dịp cuối năm, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu thu hút sự quan tâm trở lại của các nhà đầu tư, khi đây vẫn được đánh giá là phân khúc tiềm năng, khả năng sinh lời cao trong dài hạn. Theo đó, lượng hàng tồn sẽ được đẩy nhanh hơn bởi làn sóng mua sắm dịp cuối năm.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, điểm sáng trên thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng cuối năm là việc tái khởi động và chào hàng mạnh mẽ của các Dự án Du lịch nghỉ dưỡng. Điển hình như tại các địa phương: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu…
Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2020, khách du lịch nội địa đạt 42,5 triệu lượt khách. Còn theo Booking.com, du lịch nội địa tại Việt Nam tăng trưởng chưa từng có trong Covid-19, với hành trình trong nước chiếm đến 96% tổng quãng đường du lịch của người Việt trong giai đoạn từ 01/06 - 31/08/2020. Cùng kỳ năm ngoái, con số này chỉ ước đạt 52%.
Sau nhiều tháng ngành du lịch gần như “đóng cửa”, cơn "khát" du lịch đang thúc đẩy các du khách tìm kiếm điểm đến mới trong nước, hoặc những điểm đến quen thuộc nhưng với những trải nghiệm mới.
Theo các chuyên gia, làn sóng nhu cầu mới của khách du lịch nội địa đã mở ra cơ hội đón đầu đà tăng trưởng cho các nhà đầu tư, khi xu hướng du lịch tại chỗ hứa hẹn bùng nổ trong thời gian tới. Sở hữu "Second Home" tại những địa phương giàu tiềm năng phát triển du lịch kề cận các thành phố lớn đồng nghĩa với cơ hội khai thác lợi nhuận đầy hứa hẹn và bền vững.
Tại hội thảo "Hỗ trợ quá trình phục hồi của Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam", ông Nguyễn Thái phiên, Giám đốc Tài chính Tập đoàn Novaland cũng nhận định, các nhà phát triển bất động sản tại thị trường Việt Nam rất sáng tạo khi không ngừng kiến tạo ra nhiều loại hình sản phẩm nghỉ dưỡng đa dạng hơn trước đây.
Mặt khác, yếu tố lợi nhuận từ việc vận hành cho thuê (thông qua đơn vị quản lý) không thể so sánh với việc lợi nhuận từ đầu tư mua bán lại thông thường. Hiện nay, bất động sản nghỉ dưỡng chưa có thị trường thứ cấp để có thể dễ dàng mua đi bán lại, nên rất khó xác định được giá trị cụ thể.
Bên cạnh đó, còn một vấn đề rất quan trọng khác, liên quan đến pháp lý của người sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng (dù là biệt thự/nhà phố hay condotel), đó là thời hạn sở hữu dựa trên loại hình, chức năng, quyền sử dụng đất mà dự án đó được cấp phép.
"Như vậy, khi mua bất động sản nghỉ dưỡng, người mua cần tìm hiểu kỹ càng mọi khía cạnh, có đúng với mục đích và nhu cầu của mình hay không", ông Hoàng nói.
Hậu Covid-19, thay vì đầu tư vào các vùng trũng theo tâm lý đám đông như trước đây, các chuyên gia nhận định, giới đầu tư sẽ cẩn trọng hơn, đầu tư trung và dài hạn, đặt yếu tố giữ tài sản lên hàng đầu, sau đó mới đến sinh lời. Theo đó, các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng cũng cần thay đổi theo hướng đồng bộ, đa tiện ích, đáp ứng nhu cầu này của nhà đầu tư.
Mới đây, Hội đồng Nhân dân TP HCM đã thông qua việc hủy bỏ danh mục 61 dự án thu hồi đất không thực hiện đúng kế hoạch sử dụng đất, giao Ủy ban Nhân dân Thành phố chỉ đạo các sở ngành, quận hủyện tiếp tục rà soát các dự án không triển khai, chậm triển khai để có giải pháp xử lý kịp thời theo quy định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Điều này đặt ra vấn đề thu ngân sách thành phố từ tiền sử dụng đất tại 61 dự án nói trên bị ảnh hưởng, nhất là những dự án có quy mô trên 1ha, vị trí đắc địa như dự án chỉnh trang đô thị tại Lô L07 (Quận 3), dự án chỉnh trang đô thị Rạch Ụ Cây (Quận 8), dự án khu tam giác Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - Phạm Ngũ Lão (Quận 1)…
Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), trên địa bàn thành phố có tới 60 dự án thuộc 16 tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản bao gồm 30.083 căn nhà và căn hộ officetel bị chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trước những tồn tại, vướng mắc liên quan đến quá trình tính và nộp tiền sử dụng đất tại các dự án bất động sản, vừa qua Ủy ban Nhân dân TP HCM đã kiến nghị các bộ, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn.
Cụ thể, Ủy ban Nhân dân TP HCM kiến nghị việc cho phép chủ đầu tư có nhu cầu đối chiếu kết quả thẩm định giá đất của đơn vị tư vấn do cơ quan nhà nước ký hợp đồng thuê, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cả 2 kết quả thẩm định giá để xác định giá đất phù hợp; nghiên cứu, bổ sung quy định khái niệm về “khu đất, thửa đất có vị trí đắc địa” đồng thời có hướng dẫn đối với trường hợp xác định giá đất đối với các khu đất có vị trí đắc địa này để có cơ sở thực hiện cho phù hợp.
Đáng chú ý là vướng mắc trong việc xác định giá đất khi thay đổi quy hoạch kiến trúc trong trường hợp chỉ tiêu quy hoạch cũ không phân tách cụ thể hệ số đối với từng chức năng căn hộ, thương mại dịch vụ.
Cùng với đó, Ủy ban Nhân dân TP HCM kiến nghị các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, bổ sung quy định về việc thẩm định giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung khi điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tại dự án.
Đồng thời Kiến nghị việc bổ sung quy định về thu thập thông tin chào mua, chào bán trên thị trường để đề xuất mức giá cho phù hợp, phục vụ việc xác định thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ trong giao dịch nhà đất.
Những kiến nghị, đề xuất nói này đã được Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, giải quyết dứt điểm theo chức năng, thẩm quyền; trường hợp không thuộc thẩm quyền thì nghiên cứu, đề xuất giải pháp và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết, phối hợp chặt chẽ và kịp thời hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra để Ủy ban Nhân dân TP HCM thực hiện tốt hơn, kịp thời hơn...
19:00, 18/12/2020
19:00, 17/12/2020
19:00, 16/12/2020