24/11/2024 | 19:23 GMT+7, Hà Nội

Bất động sản mập mờ pháp lý "hết cửa" tồn tại

Cập nhật lúc: 16/01/2019, 20:31

Bất động sản mập mờ pháp lý "hết cửa" tồn tại; “Người trong cuộc” nói gì về thị trường bất động sản 2019?; Quy hoạch Thủ Thiêm xa vời mục đích ban đầu; Vì sao ga C9 chưa được phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng?;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Bất động sản mập mờ pháp lý "hết cửa" tồn tại

UBND TP.HCM vừa giao Sở Xây dựng phối hợp các bên liên quan xây dựng ứng dụng công nghệ để công khai thông tin về các dự án bất động sản trên địa bàn TP, dự kiến sẽ áp dụng vào ngày 28/2.

Để giải quyết tình trạng tranh chấp xảy ra tại các dự án bất động sản trên địa bàn TP.HCM không thông tin minh bạch, rõ ràng về tính pháp lý cũng như tiến độ thực hiện dự án, trong năm 2019 này UBND TP.HCM chỉ đao Sở Xây dựng phối hợp với các ban ngành liên quan xây dựng ứng dụng công nghệ để quản lý và cung cấp thông tin dự án đến người dân.

Động thái trên của UBND TP.HCM nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường bất động sản trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tìm hiểu thông tin khi thực hiện các giao dịch bất động sản. Theo đó, ứng dụng này dự kiến được đưa vào áp dụng trước ngày 28/2, trong đó thể hiện rõ tên dự án, vị trí, chủ đầu tư, quy mô, thời gian hoàn thành, tiến độ thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng.

Cũng liên quan đến vấn đề này, trước đó UBND thành phố đã giao Công an Thành phố phối hợp với UBND các quận, huyện kiểm tra, rà soát, sàng lọc các đối tượng cung cấp thông tin sai lệch về các dự án bất động sản, dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị hoặc có dấu hiệu lừa đảo trong việc môi giới, giao dịch bất động sản và xử lý theo quy định pháp luật.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Top 5 địa phương có thị trường bất động sản sôi động nhất

Tiềm năng du lịch “có một không hai” cùng sự phát triển đồng bộ của hạ tầng giao thông như sân bay Vân Đồn, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn... đã khiến Quảng Ninh trở thành một thị trường đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng bậc nhất miền Bắc và là điểm sáng của tam giác tăng trưởng Hải Phòng - Quảng Ninh - Hà Nội.

Cần Thơ được đánh giá là điểm nhấn của thị trường bất động sản “miền sông nước” đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2018, thị trường bất động sản Cần Thơ trên đà sôi động với sự chuyển biến tích cực cả về giá bán lẫn lượng giao dịch, nhất là ở phân khúc đất nền và nhà ở riêng lẻ.

Bắc Ninh được đánh giá là “thủ phủ FDI”, khi nằm trong top đầu các địa phương thu hút dòng vốn đầu tư từ các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới như Samsung, Canon… với hàng loạt khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Các chuyên gia đánh giá, thị trường bất động sản Khánh Hòa, nhất là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, đang còn nhiều dư địa phát triển và sức nóng sẽ trở lại với thị trường này, đặc biệt là tại Nha Trang và Cam Ranh khi tính pháp lý của condotel được thừa nhận.

Hạ tầng phát triển, quy hoạch công nghiệp – dịch vụ hiện đại, dân số đông, nằm trong tứ giác kinh tế giúp Đồng Nai trở thành tâm điểm thu hút các nhà đầu tư bất động sản.

Xem chi tiết tại đây

“Người trong cuộc” nói gì về thị trường bất động sản 2019?

Dù thị trường bất động sản 2019 sẽ có những thách thức về siết chặt tín dụng và xuất hiện quan ngại về tăng giá đất cục bộ nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều có cái nhìn lạc quan và cho rằng sẽ không xảy ra bong bóng bất động sản bởi họ đã có một năm 2018 để... rút kinh nghiệm.

Tại hội thảo “Thị trường bất động sản năm 2019: Cái nhìn của người trong cuộc” diễn ra mới đây, đại diện Công ty Chứng khoán Công Thương (CTS) ông Nguyễn Nhật Cường nhận định: Thị trường bất động sản trong năm 2019 sẽ tiếp tục phát triển theo đà của năm trước.

“Các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2018 đã rút được bài học kinh nghiệm năm 2010 về tích trữ hàng tồn kho vốn gây áp lực và rủi ro lớn. Nhờ vậy, bức tranh kinh doanh năm 2019 sẽ tiếp tục phát triển và có khởi sắc”, ông Cường cho hay.

Ở góc độ doanh nghiệp, đại diện CTS cho rằng thị trường 2019 sẽ không xảy ra bong bóng bởi sức cầu hiện vẫn khá tốt do thu nhập người dân ngày càng ổn định hơn.

Xem chi tiết tại đây

Quy hoạch Thủ Thiêm xa vời mục đích ban đầu

Những bất cập về pháp lý khi thực hiện quy hoạch và quản lý đô thị không chỉ là nguyên nhân dẫn tới khiếu kiện, khiếu nại kéo dài mà còn ảnh hưởng đến khả năng về đích của dự án.

Những bất cập về pháp lý khi thực hiện quy hoạch ảnh hưởng đến khả năng đến đích của dự án

Những bất cập về pháp lý khi thực hiện quy hoạch ảnh hưởng đến khả năng đến đích của dự án

Luật sư Nguyễn Văn Tú – Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng: Với mục đích của TP.HCM là xây dựng bán đảo Thủ Thiêm thành trung tâm tài chính, thương mại tầm cỡ quốc tế. Nếu giữ đúng mục tiêu này thì chắc chắn nếu việc bồi thường trước đây nếu có nhiều hạn chế thì người dân vẫn sẵn lòng chia sẻ, cảm thông vì sự phát triển chung của thành phố. "Tiếc rằng đến nay, nếu nhìn vào việc quy hoạch và triển khai đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm lại không còn giữ được ý nghĩa ban đầu" - Luật sư Tú nói.

Theo Luật sư Tú, nguyên nhân dẫn đến bất cập này là do chính quyền TP.HCM, không tiếp tục sử dụng các nguồn lực để thực hiện việc bồi thường di dân và đầu tư hạ tầng nhằm giữ nguyên vẹn quỹ đất 770 ha mà lại dùng chính quỹ đất 770 ha này để thực hiện các hợp đồng BT, đổi đất trong dự án cho doanh nghiệp.

Xem chi tiết tại đây

Vì sao ga C9 chưa được phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng?

Sau hơn 10 năm, thủ tục đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 vẫn chưa hoàn tất. Một trong nhiều nguyên nhân chậm tiến độ được cho là do quy hoạch tổng mặt bằng ga C9.

Từ năm 2011, Liên doanh gồm các Công ty tư vấn của Nhật Bản và Việt Nam đã triển khai quy hoạch chi tiết các hạng mục của dự án. Theo đó, dự án có lộ trình điểm đầu tại khu đô thị Nam Thăng Long, theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài đến Hoàng Quốc Việt – Hoàng Hoa Thám – Thụy Khuê – Phan Đình Phùng – Hàng Giấy- Hàng Đường – Hàng Ngang - Hàng Đào – Đinh Tiên Hoàng – Hàng Bài – điểm cuối trên đường phố Huế, tại ngã tư giao cắt với phố Nguyễn Du.

Dự án có chiều dài toàn tuyến 11,5km, trong đó 8,9km đi ngầm và 2,6km đi cao; gồm 1 khu depot tại Xuân Đỉnh, 3 ga trên cao và 7 ga ngầm.

Đến nay, quy hoạch tổng mặt bằng của khu depot Xuân Đỉnh, 3 ga và đoạn tuyến đi trên cao, 6/7 ga ngầm và đoạn tuyến đi ngầm đã được phê duyệt và đang tiến hành công tác GPMB. Duy nhất ga C9 - ga Hồ Hoàn Kiếm chưa được phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng.

Nhiều người lo ngại khi triển khai xây dựng lẫn vận hành, ga C9 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu di tích quốc gia đặc biệt, nhất là các công trình Tháp Bút, đền Bà Kiệu, mực nước hồ Gươm…

Xem chi tiết tại đây