Bản tin BĐS 24h: Cảnh báo dính "bẫy" đầu cơ khi săn đất nền ven đô Hà Nội
Cập nhật lúc: 20/10/2020, 19:00
Cập nhật lúc: 20/10/2020, 19:00
Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) Hà Nội cho rằng, việc xây dựng sân bay thứ 2 cho vùng Hà Nội rất quan trọng, cần có ý kiến của TP. Hà Nội ngay trong giai đoạn nghiên cứu quy hoạch.
Theo quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng phê duyệt năm 2016 cũng xác định 4 vị trí xây sân bay thứ 2. Đó là khu vực tỉnh Hà Nam (tại huyện Lý Nhân, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 - 65km); khu vực phía Nam TP. Hà Nội (tại huyện Ứng Hòa, cách trung tâm Thành phố khoảng 35 - 40km); khu vực tỉnh Hải Dương (tại các huyện Thanh Miện, Bình Giang, khoảng cách đến trung tâm Hà Nội khoảng 45 - 50km) và khu vực TP. Hải Phòng (tại huyện Tiên Lãng, cách trung tâm Thủ đô 120km).
Tuy nhiên, theo Sở QH-KT Hà Nội, việc xây dựng sân bay tại huyện Ứng Hòa có nhiều lợi thế, do đó mới đây, Sở này đã kiến nghị UBND TP. Hà Nội có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét phương án chọn vị trí này.
Dù mới chỉ dừng lại ở đề xuất nhưng thông tin xung quanh dự án sân bay thứ 2 tại Hà Nội ngay lập tức khiến những thôn làng vốn yên bình tại Ứng Hòa trở nên rôm rả. Giới đầu cơ đã bắt đầu tìm về các thôn làng ở các xã thuộc huyện Ứng Hòa, nhờ các môi giới bất động sản tại đây mua gom đất ruộng nhằm đón đầu quy hoạch sân bay. Giá đất tại huyện vùng ven dường như “đứng im” suốt nhiều năm qua nay lại tăng nhanh chỉ trong vài ngày.
“Giá đất ruộng đang rục rịch nhích lên. Mới đây có một số khách hàng từ Hà Nội về thông qua người quen cũng nhờ người dân gom đất ruộng tại xã Đại Hùng, Đại Cường. Trước khi có thông tin đề xuất xây dựng sân bay, giá đất nông nghiệp chỉ 20 triệu đồng/sào, nay đã tăng lên 30 triệu đồng/sào”, một người dân sống cạnh UBND huyện Ứng Hòa cho hay.
Theo đại diện huyện Ứng Hoà, cho đến thời điểm này, Thành phố chưa có văn bản đề nghị huyện giới thiệu vị trí phù hợp để xây dựng sân bay quốc tế thứ 2 tại Hà Nội và bản thân huyện Ứng Hoà cũng chưa xác định được vị trí đất phù hợp để xây dựng sân bay tại địa bàn huyện.
Trước thông tin kêu gọi mua gom đất trên thị trường, các chuyên gia cho rằng, đây là cách đầu tư hết sức mạo hiểm.
Theo dự báo của các đơn vị nghiên cứu như CBRE, trong thời gian tới, làn sóng dịch chuyển của các nhà phát triển bất động sẽ có thể mạnh mẽ hơn.
Đại diện Savills Hà Nội cho hay, sở dĩ nhà đầu tư phía Nam đang có xu hướng Bắc tiến và chọn Hà Nội làm điểm đến là bởi pháp lý bất động sản ở Hà Nội có phần "sạch" hơn TP HCM. Ngoài ra, đại diện Savills cũng cho rằng những khó khăn về đất đai như việc khan hiếm quỹ đất, khó xin đất làm dự án ở TP HCM cũng làm cho các doanh nghiệp địa ốc phải tính toán đến việc dịch chuyển, mở rộng thị trường, và họ chọn Hà Nội không phải là điều quá khó hiểu.
TP HCM là một thị trường lớn năng động hơn so với Hà Nội. Trong con mắt của nhiều doanh nghiệp phía Nam, kinh nghiệm phát triển thị trường, điều kiện bàn giao, đầu tư hạ tầng, điều kiện tiện ích chưa thể bằng thị trường TP HCM. Họ kỳ vọng sẽ mang được triết lý kinh doanh ra Hà Nội, cạnh tranh trực diện với các chủ đầu tư Hà Nội.
Thành công hay không là một câu hỏi lớn
Hàng loạt doanh nghiệp địa ốc phía Nam đang tiến ra Hà Nội, dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục nở rộ trong thời gian tới. Việc đặt chân lên một thị trường mới vốn có nhiều khác biệt, làm thế nào để thành công vẫn là câu hỏi lớn của các doanh nghiệp địa ốc.
Theo Savills: "Sự góp mặt của các doanh nghiệp địa ốc phía Nam sẽ góp phần làm đa dạng thị trường bất động sản ở Hà Nội. Tuy nhiên, cuộc đua của các doanh nghiệp ở đất Bắc vẫn luôn ẩn chứa những thách thức nhất định, thậm chí, làm thế nào để thành công rực rỡ là một câu hỏi lớn".
Thực tế chứng minh trong những năm qua, nhiều nhà đầu tư phía Bắc đã Nam tiến, đổ tiền vào TP HCM và các thị trường giáp ranh TP HCM khiến giá nhà đất tại các khu vực này liên tục tăng vọt, trong khi nhiều khu vực ở Hà Nội và thị trường phía Bắc có hạ tầng hoàn thiện, phát triển nhưng giá chỉ tăng nhẹ hoặc đi ngang.
Ông Quốc Anh nhìn nhận giữa thách thức và cơ hội của các doanh nghiệp địa ốc phía Nam khi Bắc tiến, cơ hội là nhiều hơn. Giá bất động sản phía Bắc thấp hơn khu vực phía Nam và còn nhiều dư địa phát triển, đặc biệt là tại các thị trường tỉnh. "Ngoài ra, việc các doanh nghiệp Bắc tiến sẽ mang tới sự đa dạng lựa chọn cho thị trường và làm tăng chất lượng căn hộ” - ông nói thêm.
Một thách thức khác được ông dẫn ra là đại dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả nền kinh tế nói chung, trong đó có thị trường bất động sản. Thị trường có sự suy giảm cả cung và cầu, tâm lý phòng thủ xuất hiện, nghe ngóng diễn biến dịch bệnh và thận trọng hơn. Tuy nhiên, những tác động này được cho là chỉ trong ngắn hạn, tới khi dịch bệnh được kiểm soát tốt.
UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Bộ Quốc phòng về bàn giao đất quốc phòng để thực hiện dự án xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa, quận Tân Bình.
UBND TP.HCM cho biết, dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn với Cộng Hòa nhằm phục vụ việc khai thác nhà ga hành khách T3 theo quy hoạch điều chỉnh chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Bộ GTVT phê duyệt. Đồng thời, dự án này góp phần từng bước kéo giảm ùn tắc giao thông khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Hiện nay, dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 657/QĐ-TTg ngày 19/5/2020. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục để thi công công trình, dự kiến hoàn thành vào tháng 6-2023.
"Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đồng bộ với tiến độ xây dựng nhà ga hành khách T3, UBND TP kiến nghị Bộ Quốc phòng quan tâm, sớm xem xét thống nhất kiến nghị của TP tại Văn bản số 1961/UBND-DA ngày 26/5" - văn bản của UBND TP gửi Bộ Quốc phòng nêu.
Trước đó, ngày 26/5, UBND TP có văn bản kiến nghị Bộ Quốc phòng thống nhất phương án ranh dự án xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa (quận Tân Bình).
Theo đó TP đề nghị Bộ Quốc phòng bàn giao cho TP phần diện tích đất nằm ngoài ranh Dự án khoảng 1.122 m2 đế tổ chức giao thông thuận lợi, an toàn cũng như tái định cư tại chỗ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án.
Dự án Xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa (quận Tân Bình) dài 4,4 km, 6 làn xe. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỉ đồng.
19:39, 19/10/2020
19:00, 18/10/2020
19:00, 17/10/2020