22/11/2024 | 19:33 GMT+7, Hà Nội

Bài 2: Techcombank phải làm sao đòi cho "đúng người, đúng nợ"?

Cập nhật lúc: 25/10/2018, 07:00

"Với một cán bộ thẩm định ngân hàng, không khó để họ phát hiện hồ sơ “có vấn đề”. Vụ việc này rất có thể ẩn chứa nhiều yếu tố của lợi ích nhóm nên mới có nhiều điểm nghi vấn đến thế", luật sư Nguyễn Xuân Bính – Văn phòng Luật sư Trí Việt phân tích.

Đặt nghi vấn về năng lực nhân viên ngân hàng

Trong vụ việc thế chấp đất của gia đình bà Tố ở La Khê (Hà Đông) hãy cứ cho rằng người nông dân thiếu hiểu biết dẫn đến bị lợi dụng, để người khác mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng, vay hơn 2 tỷ đồng. Nhưng rõ ràng, hồ sơ vay vốn có đạt yêu cầu cho vay hay không lại thuộc về trách nhiệm củacán bộ tín dụng ngân hàng Techcombank.

Với một bộ hồ sơ bảo lãnh thế chấp "lằng nhằng" trong các mối quan hệ như vụ gia đình bà Tố mà được “tinh gọn thủ tục” và phê duyệt trong thời gian nhanh như vậy thì rất khó để "qua mặt" nhân viên tín dụng cũng như hệ thống kiểm tra chéo và thẩm định của ngân hàng Techcombank.

Thật khó để tin nghiệp vụ ngân hàng ở một “ông lớn” như Techcombank lại dễ dafng bị "qua mặt" đến vậy? Liệu đây có phải là một trong những lý do khiến nợ xấu mảng bất động sản ở Techcombank không ngừng gia tăng? Phải chăng nhân viên tín dụng của Techcombank "kém" chuyên môn nghiệp vụ hay còn lý do nào khác?

yu

Ngân hàng Techcombank giải ngân cho Công ty XNK Phúc Khang trong khi bà Nguyễn Thị Tố là chủ tài sản không hề hay biết nhưng tiền gốc và lãi thì lại "đá" sang gia đình bà Tố! Ảnh: Hoàng Linh

Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2018 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) khoản cho vay khách hàng tuy có tăng 2,6%, nhưng nợ xấu của Ngân hàng đang tăng hơn giai đoạn trước.

Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức 1,61% cuối năm 2017 lên 2,04% vào cuối tháng 6/2018. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng 82,6%, lên 1.050 tỷ đồng; nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 27% lên 1.981 tỷ đồng so 1.552 tỷ đồng cuối năm 2017, chiếm 58% tổng số nợ xấu. Trong khoản nợ của Techcombank, nợ ngắn hạn 71.773 tỷ đồng (chiếm 43,05%); nợ dài hạn 54.406 tỷ đồng (chiếm 32, 64%); nợ trung hạn 40.521 tỷ đồng (chiếm 24,31%).

Vụ thế chấp đất của gia đình bà Tố liệu có phải cũng đang nằm trong danh mục nợ xấu của ngân hàng Techcombank? Và đây là một trong bao nhiêu vụ thế chấp tài sản đảm bảo bằng bất động sản điển hình tương tự đang diễn ra tại ngân hàng này? Rồi đây ngân hàng Techcombank nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung sẽ xử lý như thế nào cho thỏa đáng với những vụ thế chấp đất được “bài binh bố trận” kiểu này?

gf

Một góc vườn trong mảnh đất gần 900m2 của gia đình bà Nguyễn Thị Tố ở tổ dân phố số 4, phương La Khê (Hà Đông, Hà Nội). Ảnh Đỗ Linh

Techcombank phải làm sao để đòi “đúng người, đúng nợ”?

Dẫu biết rằng việc nào ra việc đó, nhưng thử xét lại ở góc độ thực tế với giá trị mảnh đất lên tớicả chục tỷ đồng và số tiền con trai bà Tố vay chỉ có 300 triệu đồng thì có điều gì mâu thuẫn ở đây không?

Thứ nhất, trong biên bản làm việc ngày 14/4/2014 đã thể hiện ông Phạm Anh Tiến thừa nhận vay ké và đã hứa sẽ hoàn trả tài sản đảm bảo cho gia đình bà Tố trong vòng một tháng trước sự chứng kiến của ông Phạm Hồng Thành – Giám đốc Phòng giao dịchTechcombank Văn Quán. Không hiểu vì lý do gì, mà dù đã chứng kiến những tình tiết phức tạp đến vậy mà ông Phạm Hồng Thành vẫn giữ im lặng?

Thứ hai, tại sao công ty Phúc Khang lại vội vàng giải tán trụ sở? Rõ ràng, công ty Khúc Khang phải đủ tư cách pháp nhân thì mới được Ngân hàng Techcombank giải ngân với lý do mua gạo. Nhưng không hiểu sao chỉ vài ngày sau khi xảy ra sự việc, cả một công ty đã dễ dàng "bốc hơi", không còn dấu vết.

Thứ ba, trong hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba, tại Điều 9 mục 9.1 ghi rõ: “Khi có tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng này thì trước hết các bên phải gặp nhau bàn bạc thương lượng giải quyết thỏa đáng. Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận chung thì tranh chấp được đưa ra giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền do Techcombank lựa chọn phù hợp với quy định của pháp luật và ghi nhận tại Đơn khởi kiện”. Trong trường hợp này, Techcombank đã lựa chọn hay chưa?

Thực hiện: Hoàng Linh

Thực hiện: Hoàng Linh

Theo luật sư Nguyễn Xuân Bính – Văn phòng Luật sư Trí Việt: “Một việc sơ đẳng nhất trong quá trình thẩm định hồ sơ là công tác kiểm tra chéo vừa để an toàn cho ngân hàng và đảm bảo đúng quy trình thì trong hồ sơ giải ngân tài sản của gia đình bà Tố đã lộ rõ nhiều dấu hiệu bất thường".

"Với một cán bộ thẩm định ngân hàng, không khó để họ phát hiện hồ sơ “có vấn đề”. Vụ việc này rất có thể ẩn chứa nhiều yếu tố của lợi ích nhóm nên mới có nhiều điểm nghi vấn đến thế", luật sư Nguyễn Xuân Bính phân tích.

Cũng theo ông Bính:"Khi ngân hàng Techcombank đã đưa ra thông báo phong tỏa tài sản đảm bảo của người nông dân là đã chứng tỏ sự thừa nhận rủi ro đang "bủa vây" ngân hàng".

nh

Thực hiện:Hoàng Linh

Mảnh đất phố thị nhà bà Tố có diện tích 898m2, tính nhanh cũng ra giá trị vài chục tỷ đồng. Nhưng với cách gán nợ kiểu ngân hàng Techcombank, tính ra sau vài năm nếu khoản vay này không được xử lý thì mảnh đất của gia đình bà Tố sẽ nghiễm nhiên thành tài sản phát mại.

Tuy nhiên, lội ngược lại hồ sơ giải ngân của ngân hàng Techcombank thì về mặt pháp lý ngân hàng Techcombank chưa đủ cơ sở pháp lý để có thể thu hồi tài sản hay phong tỏa tài sản đảm bảo của gia đình bà Tố và cần cơ quan chức năng vào cuộcđể giải quyết cho "đúng người, đúng tội".

Bởi thứ nhất, dù thực tế toàn bộ mảnh đất 898m thuộc sổ đỏ tên bà Tố nhưng trên mảnh đất đó đã hình thành 5 ngôi nhà kiên cố của 5 người con. Tài sản trên đất là do các con của bà Tố bỏ tiền xây dựng là tài sản riêng. Nhưng tất cả tài sản này lại bị đưa vào hồ sơ thế chấp mà không có đầy đủ ý kiến và chữ ký của các con bà Tố. Đặc biệt, với mảnh đất và nhà riêng 4 tầng của cô con gái dù chưa tách sổ đỏ nhưng đã được bà Tố chia và công chứng quyền sở hữu đầy đủ.

Thứ hai, tại sao gia đình bà Tố chỉ có nhu cầu vay 300 triệu đồng mà nhân viên ngân hàng Techcombank lại cho thế chấp tài sản với giá trị được định giá lên đến 19 tỷ đồng? Thêm nữa, dù là tài sản đứng tên bà Tố nhưng số tiền giải ngân lại được chuyển thẳng vào tài khoản của công ty Phúc Khang trong khi bàTố không hề hay biết. Liệu còn có gì uẩn khúc ở đây?

Phải chăng đã đến lúc, Techcombank cần soát xét lại công tác nghiệp vụ của mình, để tránh những trường hợp tương tự xảy ra, gây rủi ro cho chính ngân hàng. Đồng thời cũng nên chung tay đi tìm giải pháp cho câu chuyện nhà bà Tố?